Bạn muốn tìm kiếm sự cân bằng giữa thể chất và tinh thần? Ashtanga Yoga – một phương pháp luyện tập yoga truyền thống từ Ấn Độ – có thể là lựa chọn hoàn hảo cho bạn. Với hệ thống bài tập được thiết kế khoa học, Ashtanga Yoga giúp cải thiện sức khỏe, sự dẻo dai và giải tỏa căng thẳng, thư giãn tinh thần. Trong bài viết này, Decathlon sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về Ashtanga Yoga.
1. Ashtanga Yoga là gì? Ashtanga Yoga có khó không?
Khái niệm Ashtanga Yoga là gì?
Ashtanga Yoga là một loại hình yoga độc đáo bao gồm các bài tập tập trung vào rèn luyện thể chất mạnh mẽ, giúp đốt cháy hiệu quả calo, đồng thời có sự kết nối chặt chẽ với tâm trí người tập. Ashtanga Yoga có yêu cầu cao về tính kỷ luật và trình tự thực thiện các động tác phải được phối hợp thật sự nhịp nhàng chứ không được phép thay đổi linh hoạt như các bộ môn yoga thông thường khác.
Ashtanga Yoga còn được biết với một số tên gọi khác như Patanjali Yoga hay Raja Yoga.
Theo tiếng Phạn, “Ash” nghĩa là “8” và “Anga” nghĩa là “chi”. Giải thích một cách đơn giản, Ashtanga Yoga là sự kết hợp của 8 nhánh Yoga với những ý nghĩa riêng biệt, cụ thể:
- Yamas: Người tập phải đảm bảo các tiêu chí về quy tắc phẩm chất đạo đức.
- Niyama: Người tập phải tuân thủ quy tắc ứng xử, kỷ luật tự giác.
- Asana: Tư thế tập luyện Yoga phải chuẩn xác.
- Pranayama: Khi tập phải kiểm soát hơi thở phải nhịp nhàng, đều đặn.
- Pratyahara: Giữ tâm tĩnh lặng, kiểm soát cảm xúc khi rèn luyện.
- Dharana: Người tập phải duy trì sự tập trung vào tập luyện, không để bản thân bị phân tâm vì những chuyện không liên quan.
- Dhyana: Thiền định – hướng người tập tập trung hoàn toàn.
- Samadhi: Phúc lạc – trạng thái đỉnh cao cần hướng đến của người tập Ashtanga Yoga.
Ashtanga Yoga có khó không?
So với các loại hình Yoga thông thường, Ashtanga Yoga có độ thách thức cao hơn. Đặc biệt, với những người mới làm quen với Yoga thì bộ môn này có vẻ đặc biệt đáng sợ và rất dễ thất bại. Nguyên nhân là bởi Ashtanga Yoga đòi hỏi người tập phải tuân thủ chính xác theo đúng trình tự thực hiện từng động tác chứ không được phép điều chỉnh, thay đổi linh hoạt như bộ môn Yoga thường.
2. Nguồn gốc và ý nghĩa của Ashtanga Yoga
Nguồn gốc của Ashtanga Yoga bắt nguồn từ Gura Rama Mohan Brahmachari – một người đàn ông sống trong hang động ở dãy Himalaya những năm 1900. Ông đã dựa trên Yoga cổ xưa (hay còn gọi là Yoga Koruta) để sáng tạo thêm 700 tư thế luyện tập mới. Sau đó, học trò của ông – Sri Tirumalai Krishnamacharya đã tiếp thu các bài dạy và trở về Ấn Độ truyền bá lại cho các thế hệ sau này.
Theo thời gian, Ashtanga Yoga dần trở nên phổ biến không chỉ tại Ấn Độ mà còn lan đến các nước Phương Tây và trên toàn thế giới. Hiện tại, ngoài viện nghiên cứu Ashtanga Yoga được đặt tại Ấn Độ thì ở các quốc gia khác vẫn có rất nhiều huấn luyện viên nổi tiếng của bộ môn này như David Williams, Tim Feldmann, David Swenson,….
Ý nghĩa của bộ môn Ashtanga Yoga là mang đến chương trình rèn luyện bao gồm các tư thế chuyên sâu, có khả năng giúp người tập vượt qua trở ngại, rào cản của cảm xúc. .Đồng thời hướng đến mục tiêu nuôi dưỡng sự minh mẫn, tăng cường sức mạnh, sự linh hoạt và bền bỉ cho thể chất cũng như tinh thần.
3. 5+ Lợi ích tuyệt vời khi lựa chọn Ashtanga Yoga
Thực hiện các bài tập Ashtanga Yoga có thể mang đến nhiều lợi ích thiết thực, cụ thể như:
- Tăng cường sức khỏe tinh thần: Các động tác luyện tập của Ashtanga Yoga yêu cầu cao về sự kiểm soát hơi thở và phối hợp nhịp nhàng, điều đó giúp người tập có sự tập trung tốt hơn, làm giảm căng thẳng, lo âu, duy trì trạng thái bình tĩnh, tỉnh táo, minh mẫn cho tinh thần.
- Nâng cao sức khỏe thể chất: Ashtanga Yoga bao gồm các chuỗi động tác có tác động toàn diện giúp tăng cường cơ bắp, sức bền, sự dẻo dai cho cơ thể một cách hiệu quả.
- Cải thiện vóc dáng, giảm cân: Luyện tập Ashtanga Yoga giúp đốt cháy calo, giảm mỡ, từ đó hỗ trợ người tập giảm cân, về dáng thon gọn, săn chắc.
- Thúc đẩy trao đổi chất, tăng cường miễn dịch: Thực hiện các bài tập Ashtanga Yoga thường xuyên có thể giúp kiểm soát ăn uống, hấp thụ dưỡng chất hiệu quả để hệ miễn dịch khỏe mạnh.
- Giảm đau, cải thiện tư thế: Tập luyện đều đặn với tần suất hợp lý có thể giúp người tập giảm các triệu chứng đau mãn tính và định hình tư thế đúng đắn.
- Giúp ngủ ngon: Ashtanga Yoga mang đến những tác động về tinh thần có thể giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ để người tập dễ ngủ, ngủ ngon và ngủ sâu hơn.
4. Các bài tập Ashtanga Yoga
Chuỗi các bài tập Ashtanga Yoga bao gồm rất nhiều động tác được phân chia theo từng cấp độ và có thể phân chia thành các bộ tư thế sau:
4.1. Vinyasa
Bài tập Vinyasa được thực hiện riêng rẽ với các tư thế Ashtanga Yoga nhằm mục đích tạo nhiệt bên trong, đồng thời kéo căng cơ thể, rèn luyện nhịp thở sâu và cải thiện sức khỏe tim mạch.
Cách thực hiện như sau:
- Giữ tư thế trượng bốn chi (Chaturanga Dandasana) và thở ra.
- Chuyển tư thế chó ngửa mặt (Urdhva Mukha Svanasana) và hít vào.
- Chuyển tư thế chó úp mặt (Adho Mukha Svanasana) và thở ra.
4.2. Ujjayi Pranayama
Ujjayi Pranayama là bài tập thiền định, tập trung vào hơi thở và được duy trì suốt quá trình luyện tập Ashtanga Yoga. Ujjayi Pranayama có thể giúp thư giãn hệ thần kinh, hỗ trợ giảm stress, giảm lo âu, tăng khả năng tập trung, nâng cao sức khỏe cho phổi và cơ hoành, làm ấm và kích thích lưu thông tuần hoàn máu trong cơ thể.
Cách thực hiện như sau:
- Đầu tiên, ngồi ở tư thế thoải mái, giữ cột sống lưng thẳng, thả lỏng hai vai, mắt nhắm nhẹ để tăng sự tập trung.
- Hít vào một hơi thật sâu bằng mũi.
- Thở ra hết hơi bằng mũi, khi thở ra siết nhẹ và làm co nhẹ vùng vòm họng tạo thành âm thanh nhẹ nhàng như tiếng sóng biển. Chú ý không gồng và siết hơi quá mạnh có thể gây ra khó chịu hoặc đau phần cổ.
- Duy trì lặp lại động tác hít vào – thở ra như trên nhiều lần khi tập luyện.
4.3. Nhóm bài tập cơ bản
Các bài tập cơ bản của bộ môn Yoga này có tên gọi là Yoga Chikitsa (hoặc Yoga trị liệu) bao gồm một loạt các tư thế được thực hiện nhằm loại bỏ các vấn đề thể chất, bệnh tật sẵn có.
Bài tập cơ bản gồm có:
- Các tư thế Yoga chào mặt trời.
- Các tư thế Yoga đứng như gập người về phía trước, giữ thăng bằng, xoay người.
- Các tư thế Yoga ngồi như ngồi gập người phía trước, ngồi mở hông, ngồi vặn người.
- Các tư thế Yoga vặn xoắn lưng.
- Các tư thế Yoga giúp mở hông.
4.4. Nhóm bài tập trung cấp
Các bài tập trung cấp của Ashtanga Yoga là Nadi Shodhana, có tác dụng thanh lọc cơ thể, nâng cao tinh thần và năng lượng tích cực.
Bài tập trung cấp gồm có:
- Thực hiện các bài tập cơ bản như phần 4.3.
- Thực hiện tư thế Yoga gập lưng.
- Thực hiện các tư thế Yoga giữ cân bằng như tư thế con quạ, tư thế con quạ nghiêng từng bên hoặc tư thế đom đóm.
- Thực hiện các tư thế Yoga đảo ngược người như tư thế bánh xe, con bọ cạp hoặc cái cày.
4.5. Nhóm bài tập nâng cao
Bài tập nâng cao của Ashtanga Yoga là Sthira Bhaga được thực hiện để phát triển sức mạnh nội tâm của người tập.
Bài tập nâng cao có khoảng 100 tư thế, trong đó nổi bật như:
- Thực hiện các tư thế mở hông nâng cao như tư thế lưỡi liềm, tư thế con thằn lằn xoay người.
- Thực hiện các tư thế cân bằng cơ thể nâng cao như tư thế vượt rào, tư thế thân cây của voi.
- Thực hiện các tư thế Yoga xoắn người sâu và liên kết.
- Thực hiện các tư thế Yoga gập lưng sâu.
Cũng như các bộ môn yoga khác, để có hiệu quả tập luyện tốt nhất thì bạn không chỉ phải tuân thủ giáo trình bài bản mà còn cần có sự trang bị kỹ càng về vật dụng, phụ kiện hỗ trợ phù hợp như: quần áo tập yoga, thảm tập, bình nước,… Là một trong những nhà phân phối bán lẻ quần áo và phụ kiện thể thao uy tín đến từ Pháp, Decathlon vẫn luôn tự tin đồng hành và mang đến cho các tín đồ Yoga nói riêng và các bộ môn khác nói chung những lựa chọn tin cậy, hài lòng về chất lượng, tính năng.
Tham khảo chi tiết thông tin về sản phẩm ngay tại: Quần áo, phụ kiện tập Yoga
Bài viết đã giải đáp chi tiết câu hỏi Ashtanga Yoga là gì cũng như cung cấp các thông tin hữu ích liên quan bộ môn này. Bạn đọc nếu cần được hỗ trợ tư vấn thêm, xin vui lòng liên hệ qua hotline 1800 9044 hoặc Fanpage Decathlon Việt Nam nhé!