20+ đỉnh núi cao trên 2000m Việt Nam THỬ THÁCH LÒNG CAN ĐẢM nhất

Các ngọn núi trập trùng, hùng vĩ dọc theo chiều dài đất nước của Việt Nam từ lâu đã thu hút được nhiều sự quan tâm, chú ý của giới trekking. Hãy cùng Decathlon khám phá 20+ đỉnh núi cao trên 2000m tại Việt Nam ngay sau và đặt ra thử thách chinh phục cho bản thân trong năm mới 2024 sắp tới nhé.

Tên đỉnh núiĐộ cao (m)Vị trí
1. Đỉnh Fansipan
Đỉnh Fansipan
3,143mSa Pa, Lào Cai
2. Đỉnh Pu Si Lung

Đỉnh Pu Si Lung
3,080mMường Tè, Lai Châu
3. Đỉnh Putaleng
Đỉnh Putaleng
3,049mTam Đường, Lai Châu
4. Đỉnh Ky Quan San
Đỉnh Ky Quan San
3,046mBát Xát, Lào Cai
5. Đỉnh Khang Su Văn
Đỉnh Khang Su Văn
3,012mPhong Thổ, Lai Châu
6. Đỉnh Tả Liên
Đỉnh Tả Liên
2,996mTam Đường, Lai Châu
7. Đỉnh Phu Luông
Đỉnh Phu Luông
2,985mTrạm Tấu, Yên Bái
8. Đỉnh Pờ Ma Lung
Đỉnh Pờ Ma Lung
2,967mPhong Thổ, Lai Châu
9. Đỉnh Nhìu Cồ San
Đỉnh Nhìu Cồ San
2,965mBát Xát, Lào Cai
10. Đỉnh Chung Nhía Vũ
Đỉnh Chung Nhía Vũ
2,918mPhong Thổ, Lai Châu
11. Đỉnh Lùng Cúng
Đỉnh Lùng Cúng
2,913mMù Cang Chải, Yên Bái
12. Đỉnh Nam Kang Ho Tao
Đỉnh Nam Kang Ho Tao
2,881mVăn Bàn, Lào Cai
13. Đỉnh Tà Xùa
 Đỉnh Tà Xùa
2,865mTrạm Tấu, Yên Bái
14. Đỉnh Lảo Thẩn
Đỉnh Lảo Thẩn
2,860mBát Xát, Lào Cai
15. Đỉnh Ngũ Chỉ Sơn
Đỉnh Ngũ Chỉ Sơn
2,858mSa Pa, Lào Cai
16. Đỉnh Sa Mu
2,756mBắc Yên, Sơn La
17. Đỉnh Pu Xai Lai Leng
Đỉnh Pu Xai Lai Leng
2,720mKỳ Sơn, Nghệ An
18. Đỉnh Cú Nhù San
Đỉnh Cú Nhù San
2,662mBát Xát, Lào Cai
19. Đỉnh Ngọc Linh
Đỉnh Ngọc Linh
2,605mĐăk Glei, Kon Tum
20. Đỉnh Chư Yang Sin
Đỉnh Chư Yang Sin
2,442mKrông Bông, Đăk Lăk
21. Đỉnh Tây Côn Lĩnh
Đỉnh Tây Côn Lĩnh
2,428mVị Xuyên, Hà Giang
22. Đỉnh Chiêu Lầu Thi
Đỉnh Chiêu Lầu Thi
2,402mHoàng Su Phi, Hà Giang

1. Đỉnh Fansipan (3,143m)

Tên đỉnh núiFansipan
Tọa độ địa lý22°20′51″B 103°49′3″Đ
Vị tríSa Pa, Lào Cai
Độ cao3,143m
Đặc điểmĐỉnh núi cao nhất Việt Nam
Thời gian leo núi trung bình2 – 3 ngày
Thời gian leo núi thích hợpCuối tháng 9 đến tháng 4 năm sau

Fansipan được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như Phan Xi Păng hay Phanxipang, là ngọn núi cao nhất tại Việt Nam, thuộc dãy núi Hoàng Liên Sơn và nằm giữa hai tỉnh Lào Cai và Lai Châu. Khoảng cách từ trung tâm thị trấn Sapa đến Fansipan là khoảng 9km, cùng thiên nhiên núi rừng phong phú, cảnh vật tuyệt đẹp tất cả sẽ tạo nên một hành trình thú vị cho những người muốn thách thức bản thân và khám phá vẻ đẹp hùng vĩ của ngọn núi này.

Có 2 cách để chinh phục đỉnh Fansipan, đó là:

  • Đi cáp treo: Bạn có thể đến ga cáp treo thuộc khu du lịch Sun World Fansipan Legend hoặc ga tàu leo núi Mường Hoa để đi lên đỉnh núi. Cách chinh phục này phù hợp với những người có thể trạng sức khỏe hạn chế và muốn ngắm nhìn phong cảnh hùng vĩ của khu rừng Hoàng Liên Sơn.
  • Tự leo núi: Bạn có thể di chuyển lên định núi theo lối mòn trong khoảng 2 – 3 ngày để lên được đến đỉnh núi. Cách chinh phục này chỉ thực sự phù hợp với người có nhiều kinh nghiệm trekking và có thể lực tốt.
Đỉnh Fansipan
Cảnh sắc tuyệt đẹp tại “Nóc nhà Đông Dương” (Nguồn: Internet)
Đoàn người chinh phục đỉnh Fansipan tự túc
Đoàn người chinh phục đỉnh Fansipan tự túc (Nguồn: Internet)
Ngắm nhìn biển mây với chuyến tàu Mường Hoa
Ngắm nhìn biển mây với chuyến tàu Mường Hoa (Nguồn: Internet)

2. Đỉnh Pu Si Lung (3,080m)

Tên đỉnh núiPu Si Lung
Tọa độ địa lý22°37′38″B 102°47′9″Đ
Vị tríMường Tè, Lai Châu
Độ cao3,080m
Đặc điểmĐiểm cao nhất nằm trên biên giới Việt Nam
Thời gian leo núi trung bình4 ngày 3 đêm
Thời gian leo núi thích hợpTháng 2 – 3 – 4

Đỉnh núi Pu Si Lung, với độ cao 3,080m, là ngọn núi cao thứ hai tại Việt Nam, chỉ sau ngọn núi Fansipan. Được ví như án ngữ nơi biên cương tổ quốc, Pu Si Lung nằm gần mốc biên giới số 42, thuộc xã Pa Vệ Sử – Mường Tè (Lai Châu). Với nhiệt độ khắc nghiệt và vẻ đẹp hoang sơ, Pu Si Lung mang đến một không gian tự nhiên đặc trưng của núi rừng Tây Bắc. 

Nơi đây cũng có một số địa danh tự nhiên nổi tiếng như Cột mốc số 42, khu rừng nguyên sinh, những con dốc thăm thẳm và dòng suối Nậm Sì Lường. Hành trình khám phá đỉnh núi này hứa hẹn là một thách thức và trải nghiệm độc đáo cho những người đam mê leo núi và khám phá vẻ đẹp thiên nhiên ngoạn mục.

Đỉnh Pu Si Lung nằm trên đường biên giới giữa Việt Nam - Trung Quốc
Đỉnh Pu Si Lung nằm trên đường biên giới giữa Việt Nam – Trung Quốc (Nguồn: Internet)

Đỉnh núi Pu Si Lung, xếp thứ 2 cao nhất tại Việt Nam và nằm ở khu vực biên giới Việt-Trung, yêu cầu du khách chuẩn bị giấy tờ cá nhân để xin giấy phép leo núi. Bạn cần chứng minh thư nhân dân hoặc giấy tờ xác nhận từ công an địa phương và giấy phép tại Bộ chỉ huy bộ đội biên phòng tỉnh Lai Châu.

Đây là ngọn núi có mức độ khó cao với giới trekking nên thời gian chinh phục cũng kéo dài hơn hẳn:

Chặng 1: Di chuyển đến Lai Châu

  • Phương tiện cá nhân: Từ Hà Nội, bạn đi theo đường 32 đi Nghĩa Lộ, Mù Cang Chải, Than Uyên rồi đến Lai Châu (khoảng 420km). Đây là lựa chọn thú vị để khám phá Nghĩa Lộ và thưởng ngoạn mùa lúa chín ở Mù Cang Chải. Hoặc chọn đường cao tốc Hà Nội – Lào Cai, lên Sa Pa và qua đèo Ô Quy Hồ để quãng đường được rút ngắn còn 40-50km.
  • Phương tiện công cộng: Bạn có thể bắt xe khách Hà Nội – Lai Châu tại bến xe Mỹ Đình hoặc Giáp Bát. Có nhiều lựa chọn với các hãng xe và giờ xuất bến khác nhau.

Chặng 2: Lai Châu đến Mường Tè

Bạn có thể chọn xe khách từ bến xe Lai Châu hoặc thuê xe máy. Lưu ý rằng đường đi có phần khó khăn nên hãy cân nhắc thuê Porter hoặc người địa phương đi cùng để hỗ trợ.

Chặng 3: Tiếp tục đến Biên phòng Pa Vệ Sử

Từ Mường Tè, bạn tiếp tục di chuyển tới đường biên phòng Pa Vệ Sử với con đường dài khoảng 27km. Tại đây, bạn xin phép anh biên phòng để nghỉ đêm và sẵn sàng cho hành trình tiếp theo chinh phục đỉnh núi Pu Si Lung vào sáng hôm sau.

Con suối Nậm Sì Lường nằm tại núi Pu Si Lung
Con suối Nậm Sì Lường nằm tại núi Pu Si Lung (Nguồn: Internet)
Cảnh hùng vĩ nhìn từ đỉnh núi Pu Si Lung
Cảnh hùng vĩ nhìn từ đỉnh núi Pu Si Lung (Nguồn: Internet)

3. Đỉnh Putaleng (3,049m)

Tên đỉnh núiPutaleng
Tọa độ địa lý22°25′22″B 103°36′12″Đ
Vị tríTam Đường, Lai Châu
Độ cao3,049m
Đặc điểmĐỉnh núi cao thứ ba Việt Nam
Thời gian leo núi trung bình3 ngày 2 đêm
Thời gian leo núi thích hợpCuối tháng 4 đến tháng 5

Núi Putaleng có vị trí tại xã Tả Lèng, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu, là một trong những điểm đến tuyệt vời nhất cho những người muốn khám phá vẻ đẹp hoang sơ và bí ẩn của Tây Bắc Việt Nam. Núi Putaleng thu hút không chỉ bởi vẻ đẹp tự nhiên mà còn bởi sự bí ẩn, độc đáo được tạo nên bởi truyền thống tâm linh của người dân tộc H’mông. 

Núi Putaleng giữ gìn bản sắc với cánh rừng nguyên sinh bạt ngàn, nơi mà bàn tay con người chưa từng chạm tới. Đây là điểm đến lý tưởng cho những ai yêu thiên nhiên hoang dã, mong muốn khám phá hệ động thực vật đa dạng và phong phú..

Cụ thể các chặng chinh phục đỉnh Putaleng như sau:

Chặng 1: Xuất phát đến Lai Châu

Khởi hành từ Hà Nội, đoàn di chuyển đến Lai Châu và xã Hồ Thầu, nơi bắt đầu hành trình leo núi. Tổng thời gian leo khoảng 7-8 tiếng. Hành trình bắt đầu vào buổi sáng, đi qua khu rừng nguyên sinh và dừng chân tại Suối Thầu cho bữa trưa. Cuối ngày, đoàn đến điểm hạ trại 2.500m, chuẩn bị cho đêm trên núi.

Chặng 2: Bắt đầu chinh phục đỉnh Putaleng

Sau khi ăn sáng, đoàn bắt đầu hành trình lên đỉnh, với cảnh đẹp của hoa đỗ quyên hiếm hoi. Đoàn đạt đỉnh Putaleng (3.049m) vào khoảng gần 12h, có thời gian ăn trưa và lưu giữ kỷ niệm. Sau đó, di chuyển xuống lán nghỉ 2.500m và chuẩn bị cho buổi tối trên núi.

Chặng 3: Di chuyển về bản Tả Lèng

Bắt đầu từ bình minh, đoàn rời điểm hạ trại và di chuyển về bản Tả Lèng. Trên đường về, thưởng thức lại vẻ đẹp của hoa đỗ quyên. Thời gian di chuyển ước tính khoảng  6 tiếng. Sau khi tham quan xong, đoàn kết thúc chuyến hành trình với 3 ngày 2 đêm tại núi Putaleng.

Cảnh quan trên đỉnh Putaleng
Cảnh quan trên đỉnh Putaleng (Nguồn: Internet
Cột mốc Putaleng
Cột mốc Putaleng (Nguồn: Internet)
Con đường trekking Putaleng
Con đường trekking Putaleng (Nguồn: Internet)

4. Đỉnh Ky Quan San – Bạch Mộc Lương Tử (3,046m)

Tên đỉnh núiKy Quan San
Tọa độ địa lý22°30′28″B 103°35′15″Đ
Vị tríBát Xát, Lào Cai
Độ cao3,046m
Đặc điểmĐỉnh núi cao thứ tư Việt Nam
Thời gian leo núi trung bình3 ngày 2 đêm
Thời gian leo núi thích hợpCuối tháng 8 đến đầu tháng 4 năm sau

Bạch Mộc Lương Tử, nằm trong dãy núi Ky Quan San, là ngọn núi cao thứ 4 của Việt Nam với độ cao 3.046m so với mực nước biển. Nằm giữa hai xã Sin Suối Hồ (Phong Thổ, Lai Châu) và Sàng Ma Sáo (Bát Xát, Lào Cai), dãy núi này tạo nên bức tranh hùng vĩ và độc đáo.

Quãng đường leo lên đỉnh Bạch Mộc Lương Tử mang đến trải nghiệm phong phú với những thửa ruộng bậc thang, cánh rừng nguyên sinh tươi tốt, và những đoạn đường dốc đứng khó khăn với vách núi cheo leo. Hành trình trở nên đặc sắc khi chân bạn chạm tới đỉnh núi và mở ra khung cảnh tuyệt vời với biển mây trôi bồng bềnh.

Biển mây trên đỉnh Ky Quan San
Biển mây trên đỉnh Ky Quan San (Nguồn: Internet)

Để chinh phục đỉnh Ky Quan San, bạn cần trải qua cung đường gồm 3 chặng:

Chặng 1: Hà Nội – Lán nghỉ ở độ cao 2100m

Bạn có thể di chuyển từ Hà Nội đến Sapa vào buổi tối bằng xe khách giường nằm, đến nơi, nghỉ ngơi trước khi bắt đầu hành trình leo núi Bạch Mộc Lương Tử. Trời sáng, bạn di chuyển đến bản Sàng Ma Sáo từ Sapa bằng xe máy. Bắt đầu hành trình từ đây, vượt qua địa hình khó khăn và trekking qua khu rừng đa dạng để đến lán nghỉ ở độ cao 2100m trước khi trời tối.

Chặng 2: Lán nghỉ ở độ cao 2100m – Núi Muối – Đỉnh Bạch Mộc Lương Tử – Lán nghỉ ở độ cao 2100m

Sáng sớm, leo Núi Muối để ngắm bình minh. Đoạn đường khó đi nhất với đoạn đường dốc. Sau đó, leo đỉnh Bạch Mộc Lương Tử (3.046m), thưởng thức cảnh đẹp với biển mây. Sau khi tận hưởng, trở về lán nghỉ, mất khoảng 3-4 giờ.

Chặng 3: Lán nghỉ ở độ cao 2100m – bản Sàng Ma Sáo – Sapa

Bạn nhổ trại ở lán nghỉ và xuống chân núi về bản Sàng Ma Sáo, sau đó, quay về trung tâm Sapa và trở về Hà Nội hoặc khám phá thêm thị trấn Sapa nếu có thời gian.

Du khách chinh phục đỉnh Ky Quan San
Du khách chinh phục đỉnh Ky Quan San (Nguồn: Internet)
Bình minh trên đỉnh Bạch Mộc Lương Tử
Bình minh trên đỉnh Bạch Mộc Lương Tử (Nguồn: Internet)

5. Đỉnh Khang Su Văn (3,012m)

Tên đỉnh núiKhang Su Văn
Tọa độ địa lý22°45′12″B 103°26′24″Đ
Vị tríPhong Thổ, Lai Châu
Độ cao3,012m
Đặc điểmCung đường trekking khó
Thời gian leo núi trung bình3 ngày 2 đêm
Thời gian leo núi thích hợpTháng 2 – 4

Đỉnh núi Khang Su Văn có độ cao 3012m, là biểu tượng của sức mạnh thiên nhiên tại xã Pa Vây Sử, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu. Cột mốc số 79, đặt tại đồn Vàng Ma Chải, xã Mồ Sì San, đánh dấu ranh giới Việt Nam – Trung Quốc, là điểm đến cao hấp dẫn nhất với những người yêu thích trekking bởi khi đứng trên đỉnh cao, mọi người có thể chiêm ngưỡng toàn cảnh hùng vĩ của đất nước.

Khang Su Văn còn là kho tàng thiên nhiên với khu rừng nguyên sinh phong phú, thác nước tự nhiên, và sự đa dạng sinh thái. Mỗi bước chân trên quãng đường trekking là cơ hội để khám phá những kỳ quan và đặc điểm văn hóa độc đáo của vùng đất này, tạo nên những trải nghiệm đáng nhớ trong lòng những người phiêu lưu, khám phá thiên nhiên và văn hóa dân tộc.

Hành trình chinh phục đỉnh KHang Su Văn gồm ba chặng:

Chặng 1: Lai Châu – Điểm hạ trại 2600m

Bạn nên đến Lai Châu vào buổi sáng sớm để giảm thời gian di chuyển và có thêm thời gian nghỉ ngơi qua đêm trên xe. Tại trung tâm tỉnh Lai Châu, porter sẽ đón bạn và bắt đầu cuộc hành trình từ Lai Châu đến Dào San và rồi sâu vào bản Pa Vây Sử. Quãng đường di chuyển có thể sử dụng xe máy hoặc ô tô, và sau khoảng 3 tiếng rưỡi, đoàn sẽ đến điểm mốc 2600m. Dành thời gian sắp xếp đồ đạc, nghỉ ngơi, và chuẩn bị tinh thần cho hành trình leo núi.

Chặng 2: Chinh phục đỉnh Khang Su Văn

Sau một đêm ngủ tại “khách sạn ngàn sao” Khang Su Văn, bạn sẽ trải qua một buổi sáng tuyệt vời trên núi, đón bình minh trong không khí thanh khiết của núi rừng hoang sơ. Sau bữa sáng, hành trình leo núi tiếp tục. Sau khoảng 2 giờ, đoàn sẽ đến cột mốc 79, điểm biên giới nơi bạn có thể nhìn ra đất nước láng giềng Trung Quốc và cả Việt Nam với biển mây trải dài như món quà đặc biệt.

Leo thêm 200m nữa để đến đỉnh cao 3012m và lưu giữ những khoảnh khắc đẹp nhất của hành trình. Sau khi hoàn thành mọi thủ tục, đoàn sẽ quay về điểm hạ trại cũ, nơi sẽ trải qua đêm thứ hai.

Ngày 3: Xuống núi

Ngày cuối cùng của chuyến đi sẽ rất thoải mái và thư giãn. Sau giấc ngủ say, hãy thu dọn và chuẩn bị về nhà, đánh dấu hoàn thành hành trình chạm đến nóc nhà biên giới.

Những gốc cây rêu phong trong khu rừng Khang Su Văn
Những gốc cây rêu phong trong khu rừng Khang Su Văn (Nguồn: Internet)
Biển mây trên đỉnh Khang Su Văn
Biển mây trên đỉnh Khang Su Văn (Nguồn: Internet)

6. Đỉnh Tả Liên (2,996m)

Tên đỉnh núiTả Liên
Tọa độ địa lý22°27′47″B 103°33′22″Đ
Vị tríTam Đường, Lai Châu
Độ cao2,996m
Đặc điểmThảm thực vật đa dạng
Thời gian leo núi trung bình3 ngày 2 đêm
Thời gian leo núi thích hợpCuối tháng 9 – đầu tháng 10

Tả Liên, hay còn được gọi là Cổ Trâu, là một ngọn núi nằm ở khu vực biên giới giữa tỉnh Lào Cai và Lai Châu, nổi tiếng với khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, hệ sinh thái đa dạng, cùng thảm thực vật phong phú. Sự hấp dẫn của Tả Liên không chỉ làm say đắm lòng người với vẻ đẹp hiên ngang, mà còn là thách thức hấp dẫn cho những đam mê trekking.

Ruộng bậc thang tại Tả Liên Sơn
Ruộng bậc thang tại Tả Liên Sơn (Nguồn: Internet)

Chặng 1: Di chuyển từ Hà Nội đến xã Tả Lèng, huyện Tam Đường

Để khởi đầu hành trình trekking dãy Tả Liên, việc đầu tiên là di chuyển đến xã Tả Lèng. Quãng đường khoảng 380km từ Hà Nội có thể dễ dàng vượt qua bằng việc sử dụng xe máy. Nếu muốn tiết kiệm sức lực cho chặng trekking, lựa chọn đi xe khách giường nằm là phương tiện thuận tiện và an toàn nhất. 

Bạn có thể đến bến xe Mỹ Đình để mua vé xe khách trực tiếp từ Hà Nội đến thành phố Lai Châu, với thời gian di chuyển khoảng 7 giờ và giá vé dao động từ 450K/người. Từ Lai Châu, bạn có thể thuê xe ôm hoặc taxi để đến xã Tả Lèng.

Chặng 2: Tả Lèng đến chân núi Tả Liên Sơn

Đoạn đường dài khoảng 10km từ xã Tả Lèng tới chân núi Tả Liên Sơn đầy dốc và đầy thách thức. Bạn cần tập trung và giữ vững tay lái, đặc biệt là trên những đoạn đường chênh vênh. Điều quan trọng là kiểm tra thời tiết trước khi bắt đầu hành trình, vì điều kiện thời tiết xấu có thể làm cho chuyến đi trở nên khó khăn. 

Chặng 3: Chân núi Tả Liên Sơn đến đỉnh núi

Cung đường trekking chinh phục núi Tả Liên không quá khó nếu bạn đi theo đường mòn, nhưng nó cũng không hề dễ dàng. Đoạn đường gần đỉnh núi đòi hỏi sự leo dốc nhiều và cực kỳ nguy hiểm. Hãy chú ý quan sát dưới chân để đảm bảo sự an toàn cho chính bạn.

Con đường trekking Putaleng
Đoàn người chinh phục đỉnh Tả Liên (Nguồn: Internet)
Biển mây trên đỉnh Tả Liên Sơn
Biển mây trên đỉnh Tả Liên Sơn (Nguồn: Internet)

7. Đỉnh Phu Luông (2,985m)

Tên đỉnh núiPhu Luông
Tọa độ địa lý21°34′15″B 104°18′23″Đ
Vị tríTrạm Tấu, Yên Bái
Độ cao2,985m
Đặc điểmThảm thực vật đa dạng
Thời gian leo núi trung bình3 ngày 2 đêm
Thời gian leo núi thích hợpNgày đầu đông

Phù Luông nằm trên dãy núi Hoàng Liên Sơn, được biết đến với vị trí đặc biệt tại huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái, phía Bắc Việt Nam. Với độ cao 2.985 m so với mực nước biển, đỉnh núi này đứng ở vị trí thứ 7 trong danh sách các đỉnh núi cao nhất tại Việt Nam.

Khí hậu tại đây rất khắc nghiệt, tuy nhiên, nó lại mang đến vẻ đẹp quyến rũ khó diễn đạt. Nhất là vào những ngày trời quang đãng, mây trời tạnh, và thời tiết ổn định, đây trở thành một thời điểm lý tưởng để khám phá, đặc biệt đối với những người yêu thích mạo hiểm và muốn chinh phục những vùng đất mới.

Chuyến phiêu lưu “săn mây – cưỡi gió” trên đỉnh Phu Luông là một trải nghiệm không thể quên cho cả phượt thủ chuyên nghiệp và du khách muốn khám phá vẻ đẹp hoang sơ của núi rừng Việt Nam.

Hành trình chinh phục đỉnh Phu Luông cũng kéo dài 3 ngày 2 đêm với ba chặng:

Ngày 1: Hà Nội – Nghĩa Lộ

Hành trình trekking bắt đầu từ Hà Nội và di chuyển đến thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái, với quãng đường khoảng 200 km và mất khoảng 5 giờ.

Tại Nghĩa Lộ, bạn nên dành thời gian nghỉ ngơi, ăn uống và khám phá những điểm thú vị trong thị xã, hướng tới chuẩn bị tốt nhất cho ngày tiếp theo, khi chuẩn bị leo núi. Quan trọng nhất là theo dõi thời tiết để chọn thời điểm phù hợp. Trong trường hợp trời mưa, việc leo núi trở nên nguy hiểm và khó khăn hơn.

Ngày 2: Nghĩa Lộ – Trạm Tấu – Xà Hồ – Phu Luông

Từ thị xã Nghĩa Lộ, hành trình di chuyển tiếp theo đến huyện Trạm Tấu, cách khoảng 31km, sau đó chuyển hướng vào bản Xà Hồ để bắt đầu cuộc leo núi.

Lưu ý rằng núi có độ dốc lớn, đường mòn hẹp, trơn trượt, và sự nguy hiểm của địa hình núi cao. Việc sử dụng gậy hỗ trợ là quan trọng, và việc leo có thể mất từ 6 đến 7 giờ để đạt đến lán ngựa, nơi có nguồn nước tự nhiên và là điểm dừng chân để cắm trại. 

Ngày 3: Ngắm mây – Xuống núi, trở về Hà Nội

Bình minh tại đỉnh Phu Luông là phần thưởng xứng đáng sau những nỗ lực. Mặc dù khả năng ngắm mây tuyệt vời hay không phụ thuộc khá nhiều vào thời tiết.

Bình minh trên đỉnh Phu Luông
Bình minh trên đỉnh Phu Luông (Nguồn: Internet)

Link

8. Đỉnh Pờ Ma Lung (2,967m)

Tên đỉnh núiPờ Ma Lung
Tọa độ địa lý22°37′37″B 103°29′10″Đ
Vị tríPhong Thổ, Lai Châu
Độ cao2,967m
Đặc điểmBức tường viễn biên
Thời gian leo núi trung bình4 ngày 3 đêm
Thời gian leo núi thích hợpTháng 12 – 3 năm sau hoặc tháng 4 – 5

Pờ Ma Lung là một ngọn núi nằm tại bản Nà Đoong, xã Bản Lang, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu. Với độ cao lên đến 2967 m so với mực nước biển, đỉnh núi này kiêu hãnh giữ vị trí thứ 8 trong danh sách những ngọn núi cao nhất tại Việt Nam. Quãng đường trekking để chinh phục đỉnh núi này kéo dài gần 30km, mang lại một thách thức hấp dẫn cho những người yêu thích khám phá. Những cung đường đồi núi hùng vĩ, rừng nguyên sinh sẽ đưa du khách đến gần với vẻ đẹp hoang sơ và huyền bí của vùng núi Phong Thổ.

Các chặng di chuyển lên đỉnh Pờ Ma Lung gồm:

Chặng 1: Hà Nội – Lai Châu

Nếu bạn đến từ miền Trung hoặc miền Nam và muốn khám phá Pờ Ma Lung, điều quan trọng là phải đến thủ đô Hà Nội trước. Hà Nội là điểm xuất phát thuận tiện cho những chuyến hành trình hướng Tây Bắc.

Khoảng cách giữa thủ đô Hà Nội và thành phố Lai Châu là gần 400km. Do đó, bạn có thể chọn các phương tiện giao thông công cộng như xe khách hoặc sử dụng phương tiện cá nhân như ô tô hay xe máy.

Chặng 2: Lai Châu – Bản Lang

Quãng đường từ Lai Châu đến bản Lang khoảng 40km, tương đương với thêm 1-1,5 tiếng di chuyển. Bạn sẽ mất thêm thời gian trước khi bắt đầu hành trình trekking. Lưu ý rằng con đường này khá khó khăn, đòi hỏi sự nắm vững tay lái nếu bạn đi xe máy hoặc ô tô con.

Nếu bạn tham gia tour, porter sẽ đón bạn tại điểm này, giúp bạn giảm lo lắng cho chuyến đi. Không nên tự lái xe đến Lai Châu rồi đi xe máy vì ở Lai Châu có ít cửa hàng cho thuê xe máy và thủ tục không được đơn giản. Một lựa chọn khả thi có thể là đi xe khách đến Sapa, sau đó thuê xe máy ở đó và vượt qua đèo Ô Quy Hồ để đến Lai Châu.

Chặng 3: Bản Lang – Đỉnh Pờ Ma Lung

Bạn sẽ tiếp tục men theo con đường mòn để lên tới đỉnh núi. Dọc con đường sẽ là cảnh vật rừng núi tuyệt đẹp những con suối mát lành để nghỉ chân, dựng lều.

Thác nước tại Pờ Ma Lung được chụp từ trên cao
Thác nước tại Pờ Ma Lung được chụp từ trên cao (Nguồn: Internet)
Con suối nằm trên núi Pờ Ma Lung
Con suối nằm trên núi Pờ Ma Lung (Nguồn: Internet)

9. Đỉnh Nhìu Cô San (2,965m)

Tên đỉnh núiNhìu Cô San
Tọa độ địa lý22°35′4″B 103°35′1″Đ
Vị tríBát Xát, Lào Cai
Độ cao2,965m
Đặc điểmBức tường viễn biên
Thời gian leo núi trung bình2 ngày 1 đêm
Thời gian leo núi thích hợpQuanh năm

Đỉnh Nhìu Cô San nằm tại huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Đường đi đến chân núi để bắt đầu hành trình trekking khá khó khăn, đặc biệt là vào mùa mưa khi đường trở nên trơn trượt. Ban đầu là những đồi thấp với cây bụi, đồng cỏ và vách đá. Khi leo cao hơn, bạn sẽ chìm đắm trong khu rừng nguyên sinh, nơi có những thân cây gỗ cao và lớn, và những tán lá phong tạo nên bức tranh mơ mộng như ở trời Âu.

Thác Ong Chúa được xem như biểu tượng của Nhìu Cồ San. Nước trắng xóa đổ từ độ cao hàng trăm mét trên vách núi giống như một dải lụa khổng lồ. Trong những đợt gió mùa lạnh giá, Nhìu Cồ San thường chìm trong băng giá, tạo ra hình ảnh ấn tượng. Bạn có thể nhìn thấy cây lá “hóa thủy tinh” trong khu rừng tạo nên bức tranh ảo diệu và huyền bí

Tua leo núi chinh phục đỉnh Nhìu Cô San gồm hai chặng:

Chặng 1: Sapa – Dền Sáng – Lán nghỉ

Bạn có thể thuê xe giường nằm di chuyển từ Hà Nội đến Sapa. Sau đó, thuê xe để đến xã Dền Sáng, Huyện Bát Xát, Lào Cai. Đến trung tâm xã, bạn sử dụng xe ôm để lên điểm trekking ở bản Nhìu Cồ San. 

Bạn nên nhờ sự giúp đỡ của các Porter người Mông, nhận gậy trekking và bắt đầu hành trình. Đường đi lên lán đi qua sườn dốc hùng vĩ và rừng già. Đoàn sẽ đi qua Thác Ong Chúa, mọi người có thể dừng chân tại đây để checkin, sau đó tiếp tục leo cho đến khi trời tối.

Chặng 2: Trekking đỉnh Nhìu Cồ San 

Bắt đầu hành trình chinh phục đỉnh trong ánh nắng sớm. Đường đi tiếp tục lên những dốc cao, sống núi và vách vực hùng vĩ. Sau khoảng 9 – 10 tiếng, bạn sẽ được đắm mình trong biển mây trên đỉnh Nhìu Cô San.

Khung cảnh nhìn từ đỉnh Nhìu Cô San
Khung cảnh nhìn từ đỉnh Nhìu Cô San (Nguồn: Internet)
Khung cảnh quá đỗi tuyệt vời
Khung cảnh quá đỗi tuyệt vời (Nguồn: Internet)

10. Đỉnh Chung Nhía Vũ (2,918m)

Tên đỉnh núiChung Nhía Vũ
Tọa độ địa lý22°36′48″B 103°30′14″Đ
Vị tríPhong Thổ, Lai Châu
Độ cao2,918m
Đặc điểmTường thành Tây Bắc
Thời gian leo núi trung bình2 ngày 1 đêm
Thời gian leo núi thích hợpTháng 12 -3 năm sau hoặc tháng 4 – 5

Đèo Chung Nhía Vũ nằm ở khu vực biên giới Việt Trung, thuộc huyện Phong Thổ, Lai Châu. Khu vực này không chỉ nổi tiếng với đỉnh núi cao, mà còn với hệ thống núi rừng nguyên sinh và suối nước tạo nên bức tranh thiên nhiên tuyệt vời. 

Rừng ở đây vẫn giữ được sự nguyên vẹn với những cây cổ thụ cao lớn, tạo nên một môi trường thiên nhiên độc đáo và giữ được giá trị sinh thái quan trọng. Sự xa cách với cộng đồng dân cư và việc nằm trong quyền quản lý của Bộ đội Biên Phòng có thể làm cho khu vực này trở thành một điểm đến thuần túy và không gian yên bình.

Trải nghiệm hành trình leo núi Chung Nhía Vũ trọn vẹn trong 3 ngày 2 đêm sẽ mang lại cho bạn cơ hội thoải mái để khám phá vẻ đẹp hoang sơ và độc đáo của khu vực này mà không gây áp lực quá mức cho đôi chân của mình.

Chặng 1: Chân núi – Lán nghỉ

Leo núi trong khoảng 8 tiếng từ bản địa lên đến lán của Pờ Ma Lung. Nghỉ qua đêm tại lán Pờ Ma Lung để nạp năng lượng và bắt đầu lại hành trình vào ngày mai để chinh phục đỉnh.

Chặng 2: Tiếp tục hành trình 

Bạn sẽ tiếp tục cuộc hành trình của mình, check in tại những địa điểm dọc con đường đi và sau đó chạm đỉnh Chung Nhía Vũ và quay về lán Pờ Ma Lung để nghỉ ngơi.

Chặng 3: Xuống núi và kết thúc cuộc hành trình

Những khoảnh khắc trên đỉnh núi Chung Nhía Vũ và vùng xung quanh sẽ là những kỷ niệm khó quên, hứa hẹn mang đến cho bạn trải nghiệm nghỉ ngơi và thư giãn tuyệt vời.

Đỉnh Chung Nhía Vũ nằm trên dãy núi Hoàng Liên Sơn, thuộc vùng Tây Bắc Việt Nam
Đỉnh Chung Nhía Vũ nằm trên dãy núi Hoàng Liên Sơn, thuộc vùng Tây Bắc Việt Nam (Nguồn: Internet)
Cung đường trekking rất hẹp và dốc
Cung đường trekking rất hẹp và dốc (Nguồn: Internet)

11. Đỉnh Lùng Cúng (2,913m)

Tên đỉnh núiLùng Cúng
Tọa độ địa lý21°54′9″B 104°13′51″Đ
Vị tríMù Cang Chải, Yên Bái
Độ cao2,913m
Đặc điểmĐỉnh núi của gió và mây
Thời gian leo núi trung bình2 ngày 1 đêm
Thời gian leo núi thích hợpMùa xuân, Mùa thu hoặc đầu đông

Nằm tại xã Nậm Có, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái, đỉnh núi Lùng Cúng vươn cao đến độ cao 2913 m, tạo nên một hành trình trekking đẹp như tranh. Trong những ngày trời trong lành, khi đứng tại đỉnh núi này, bạn có thể bao quát toàn cảnh vùng xung quanh, từ xã Chế Cu Nha đến Khau Phạ và những khu vực lân cận. Với đa dạng địa hình bao gồm đồi cỏ, rừng rậm, và rừng trúc, Lùng Cúng trở thành một vùng núi đặc sắc, mỗi góc nhìn đều đẹp tuyệt vời.

Các chặng chinh phục đỉnh Lùng Cúng như sau:

Chặng 1: Trung tâm xã Nậm Cô – Bản Lùng Cúng

Từ trung tâm xã Nậm Có, đoàn đi hơn 25km, mất hơn 1 tiếng đồng hồ bằng xe máy để đến bản Lùng Cúng. Đoạn đường đưa đến chân núi đã là một thách thức với độ khó, đặc biệt là khi trời khô ráo hoặc có mưa, làm đường đất trở nên nhầy nhụa.

Chặng 2: Lán nghỉ – Đỉnh Lùng Cúng

Khoảng 11km tiếp theo sẽ là phần thách thức lớn khi đoàn bắt đầu hành trình đi bộ lên đỉnh. Đoạn đường này có độ dốc cao, thẳng đứng, đưa du khách qua những trải nghiệm khó khăn và thách thức thực sự. Với đa dạng địa hình như đồi cỏ, rừng rậm, và rừng trúc, mọi góc nhìn trên đỉnh núi đều trở nên tuyệt vời.

Biển mây rộng lớn trên đỉnh Lùng Cúng
Biển mây rộng lớn trên đỉnh Lùng Cúng (Nguồn: Internet)
Phong cảnh hùng vĩ không kém các vùng núi ở trời Âu
Phong cảnh hùng vĩ không kém các vùng núi ở trời Âu (Nguồn: Internet)

12. Đỉnh Nam Kang Ho Tao (2,881m)

Tên đỉnh núiNam Kang Ho Tao
Tọa độ địa lý22°09′3″B 103°58′12″Đ
Vị tríVăn Bàn, Lào Cai
Độ cao2,881m
Đặc điểmCung trekking khó leo nhất vùng Tây Bắc Việt Nam
Thời gian leo núi trung bình2 ngày 1 đêm
Thời gian leo núi thích hợpTháng 2 – 3 hoặc Tháng 9 – 11

Nam Kang Ho Tao có độ cao 2.881 mét, là một đỉnh núi nằm trong vùng núi Tây Bắc, Việt Nam. Nằm trên địa phận bản Thào A, xã Hố Mít, huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu, đỉnh núi này chiếm vị trí quan trọng giữa ranh giới của hai tỉnh Lai Châu và Lào Cai.

Nam Kang Ho Tao đại diện cho một vùng núi hoang sơ, có địa hình vô cùng phức tạp, đòi hỏi từ người chinh phục sự sẵn có thể kiên trì, thể lực và sức chịu đựng bền bỉ. Đây là một hành trình chinh phục đỉnh núi đầy thách thức, nhưng cũng là cơ hội trải nghiệm sự hùng vĩ và hoang dã của thiên nhiên.

Chinh phục đỉnh Nam Kang Ho Tao gồm ba chặng:

Chặng 1: Hà Nội – Sapa – Bản Dền Thàng – Lán nghỉ

Các bạn có thể đi xe giường nằm từ Hà Nội đến Sapa, sau đó tiếp tục thuê xe ôm hoặc xe 16 chỗ để đến được Bản Dền Thàng cách đó khoảng 28km. Tiếp đó, bạn sẽ tiến hành một số việc cá nhân cần thiết và bắt đầu hành trình leo núi đến điểm hạ trại.

Chặng 2: Lán nghỉ – Đỉnh Nam Kang Ho Tao – Hà Nội

Sáng hôm sau, bạn sẽ tiếp tục cuộc hành trình của mình với những con dốc cheo leo và trơn trượt. Sau khoảng 5 tiếng, bạn sẽ đặt chân đến đỉnh Nam Kang Ho Tao và đắm mình trong cảnh sắc tuyệt đẹp.

Nam Kang Ho Tao là cung trekking khó nhất vùng Tây Bắc Việt Nam
Nam Kang Ho Tao là cung trekking khó nhất vùng Tây Bắc Việt Nam (Nguồn: Internet)
Đoàn người chinh phục thành công đỉnh Nam Kang Ho Tao
Đoàn người chinh phục thành công đỉnh Nam Kang Ho Tao (Nguồn: Internet)

13. Đỉnh Tà Xùa (2,865m)

Tên đỉnh núiTà Xùa
Tọa độ địa lý21°26′1″B 104°18′13″Đ
Vị tríTrạm Tấu, Yên Bái
Độ cao2,865m
Đặc điểmRanh giới tự nhiên giữa Yên Bái và Sơn La
Thời gian leo núi trung bình3 ngày 2 đêm
Thời gian leo núi thích hợpTháng 2 – 3 hoặc Tháng 9 – 11

Đỉnh núi Tà Xùa, tọa lạc tại xã Bản Công, huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái, cao 2.865 mét so với mực nước biển, đó là ngọn núi biểu tượng đồng thời cũng là ranh giới tự nhiên giữa hai tỉnh Yên Bái và Sơn La.

Trong vài năm gần đây, Tà Xùa đã trở thành điểm đến lý tưởng cho những người đam mê leo núi, đặc biệt là những người yêu thích săn mây và ngắm hoa đỗ quyên. 

Đỉnh Tà Xùa
Đỉnh Tà Xùa (Nguồn: Internet)

Tà Xùa còn gây chú ý bởi địa danh có tên “sống lưng khủng long”, một đoạn dài lưng núi kéo dài uyển chuyển và quyến rũ. Ngoài ra, khu rừng cổ thụ phủ rêu trên đỉnh Tà Xùa không chỉ tạo nên một bức tranh thiên nhiên tuyệt vời mà còn mang đến một vẻ đẹp ma mị, huyền bí, làm nơi đây trở thành một đặc điểm du lịch lý tưởng.

Lịch trình trekking Tà Xùa:

Chặng 1: Hà Nội – Trạm Tấu

Xuất phát từ Hà Nội theo quốc lộ 32, đi qua Nghĩa Lộ đến Trạm Tấu lúc 17h. Sáng sớm hôm sau, bạn tỉnh dậy đi xe máy đến cửa rừng xã Bản Công, gặp porter và hoàn tất thủ tục leo núi với chính quyền xã. Bạn sẽ đi qua và chiêm ngưỡng các thửa ruộng bậc thang, xuyên qua rừng rậm rạp, và leo lên vách núi đá đầy hiểm trở. Đoàn trekking sẽ nghỉ ngơi tại lán nghỉ.

Chặng 2: Chinh phục đỉnh Tà Xùa – Trở về điểm hạ trại

Bạn sẽ tiếp tục hành trình lên đỉnh Tà Xùa, và check in tại đoạn sống lưng khủng long. Sau đó trở về trại nghỉ ngơi và trở về Hà Nội vào sáng hôm sau, kết thúc cuộc hành trình.

Ngoài ra, bạn có thể đi xe đến những homestay trên đỉnh Tà Xùa và đi bộ hoặc thuê xe máy ra điểm check in Sống lưng khủng long. Phương pháp này sẽ dành cho những người có ít kinh nghiệm leo núi và hạn chế về mặt thể lực.

Mặt trời trên đỉnh Tà Xùa
Mặt trời trên đỉnh Tà Xùa (Nguồn: Internet)
Địa điểm “Sống lưng khủng long” vô cùng nổi tiếng
Địa điểm “Sống lưng khủng long” vô cùng nổi tiếng (Nguồn: Internet)

14. Đỉnh Lảo Thẩn (2,860m)

Tên đỉnh núiLảo Thẩn 
Tọa độ địa lý22°36′38″B 103°41′10″Đ
Vị tríBát Xát, Lào Cai
Độ cao2,860m
Đặc điểmNóc nhà Y Tý
Thời gian leo núi trung bình3 ngày 2 đêm
Thời gian leo núi thích hợpTháng 3 – 5 hoặc Tháng 9 – 2 năm sau

Núi Lảo Thẩn được mệnh danh là “Nóc nhà Y Tý”, là sự hòa quyện tuyệt vời giữa vẻ hoang sơ và hùng vĩ của núi rừng tự nhiên cùng với sự mộng ảo và rực rỡ của mây mù bao phủ đất trời.

Được đánh giá có độ khó trung bình, núi Lảo Thẩn mang lại trải nghiệm leo núi tuyệt vời. Đoạn đường chủ yếu là những đồi cỏ thấp, địa hình không quá phức tạp, và gần đỉnh, du khách sẽ bắt gặp những cây có gai và bụi rậm. Ngoài ra, trên đường đi, có những điểm dừng chân lý tưởng để nghỉ ngơi và khám phá, làm cho hành trình trở nên thú vị hơn.

Để đến với ngọn núi Lảo Thẩn và trải nghiệm không khí bình yên và thơ mộng của vùng Tây Bắc, bạn cần trải qua hai chặng:

Chặng 1: Hà Nội – Lào Cai

Có nhiều nhà xe uy tín như Nhà xe Hà Sơn, Nhà xe Sao Việt, Xe Green Bus, và Xe Sapa Express, với mức giá vé dao động từ 220.000 đồng đến 350.000 đồng. Thời gian di chuyển thường mất khoảng 5-6 tiếng, nên bạn có thể lựa chọn các chuyến xe đêm, khoảng 10-11 giờ, để sáng hôm sau có thể đến với vùng đất Lào Cai.

Chặng 2: Y Tý – Đỉnh Lảo Thẩn

Khi đến Lào Cai, bạn có thể thuê xe máy hoặc chọn xe ôm để tiếp tục hành trình đến xã Y Tý. Quãng đường này mất khoảng 4 tiếng, đi qua các điểm như Bản Xèo và Dền Sáng. Từ trung tâm Y Tý, hãy tiếp tục theo hướng ĐT158 để đến bản Phìn Hồ và bắt đầu hành trình tới ngọn núi Lảo Thẩn.

Cột mốc Lảo Thẩn
Cột mốc Lảo Thẩn (Nguồn: Internet)

15. Đỉnh Ngũ Chỉ Sơn (2,858m)

Tên đỉnh núiNgũ Chỉ Sơn 
Tọa độ địa lý22°24′46″B 103°44′23″Đ
Vị tríSa Pa, Lào Cai
Độ cao2,858m
Đặc điểmRanh giới tự nhiên giữa Lào Cai và Lai Châu
Thời gian leo núi trung bình3 ngày 2 đêm
Thời gian leo núi thích hợpTháng 3 – 5 hoặc Tháng 9 – 2 năm sau

Ngũ Chỉ Sơn thuộc dãy Hoàng Liên Sơn, tọa lạc tại ranh giới giữa xã Sơn Bình, huyện Tam Đường (Lai Châu) và xã Tả Giàng Phình, huyện Sa Pa, là một tuyệt tác thiên nhiên với 5 ngọn núi chính, đứng thẳng với độ cao gần 2850m so với mực nước biển.

Ngọn núi được đánh giá là một trong những dãy núi hùng vĩ nhất tại vùng Tây Bắc, nơi mây trắng vờn quanh cả bốn mùa, thảm thực vật trong rừng nguyên sinh phong phú. Đây là điểm đến lý tưởng cho những du khách ưa thích du lịch mạo hiểm và đam mê khám phá.

Hành trình chinh phục đỉnh ngũ chỉ sơn gồm ba chặng:

Chặng 1: 

Cung đường trekking đầu tiên đưa bạn theo những con suối trong lành, nước mát lạnh, với những tảng đá cao tới độ cao khoảng 1300m. Chinh phục chặng đường này đòi hỏi người leo phải vượt qua nhiều thử thách khó khăn. Ngày càng lên cao, bạn sẽ được chiêm ngưỡng sự hùng vĩ của thiên nhiên, với những tảng đá lớn phủ đầy rêu, tạo nên vẻ đẹp hoang sơ. Điểm đặc biệt của Ngũ Chỉ Sơn là những vườn thảo quả xanh mượt do người dân tộc thiểu số trồng, tô điểm cho cung đường.

Chặng 2:

Bạn sẽ đi dọc theo khe núi, cách đường quốc lộ 4D khoảng 1,5km để khám phá thác Cầu Mây. Thác nước đẹp không chỉ vì vẻ đẹp ở độ cao mà còn bởi sự uốn lượn của nước cuộn chảy ngày đêm, tạo nên dải bọt nước trắng xóa như một cây cầu nối giữa những đám mây lơ lửng.

Chặng 3: 

Sau khoảng 6 giờ đi bộ leo núi, đưa bạn đến độ cao khoảng 2.800m, nơi có thể ngắm nhìn Ngũ Chỉ Sơn ở vẻ đẹp tuyệt vời nhất. Hình ảnh núi đứng sừng sững giữa bầu trời Tây Bắc, với tầng mây trôi lơ lửng bên trên rừng cây xanh bạt ngàn, tạo nên cảm giác như lạc vào chốn “bồng lai tiên cảnh”.

Đỉnh Ngũ Chỉ Sơn đẹp ngỡ ngàng 
Đỉnh Ngũ Chỉ Sơn đẹp ngỡ ngàng (Nguồn: Internet)
Bình minh trên đỉnh Ngũ Chỉ Sơn
Bình minh trên đỉnh Ngũ Chỉ Sơn (Nguồn: Internet)

16. Đỉnh Sa Mu (2,765m)

Tên đỉnh núiSa Mu
Tọa độ địa lý21°21′16″B 104°25′49″Đ
Vị tríBắc Yên, Sơn La
Độ cao2,765m
Đặc điểmTam giác quỷ U Bò
Thời gian leo núi trung bình2 ngày 1 đêm
Thời gian leo núi thích hợpTháng 12 – tháng 2 năm sau

Đỉnh Sa Mu tọa lạc tại Bản Mù, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La, cao 2.756m so với mực nước biển, là một trong những đỉnh núi thuộc dãy Hoàng Liên Sơn, nằm ở ranh giới giữa tỉnh Sơn La và Yên Bái. Đỉnh núi này còn được biết đến với tên gọi khác là “Tam giác quỷ núi U Bò,” là nơi tập trung những ngọn núi cao, với tầng mây mịt mờ che phủ suốt năm.

Vùng đất hùng vĩ này còn kể một câu chuyện kỳ diệu về một chiếc máy bay va vào sườn núi cách đây hơn 70 năm. Đỉnh Sa Mu được coi là một điểm đến leo núi phù hợp với đa số người, với độ khó vừa phải và cảnh quan tuyệt vời. Nó có đa dạng địa hình, từ rừng nguyên sinh, rừng rêu đến đỗ quyên, tạo nên một không gian thiên nhiên hoang sơ và hùng vĩ.

Đây là một đỉnh núi vừa được khai thác và cắm mốc vào tháng 12 năm 2022 nên mọi thứ ở đây đều rất hoang sơ và chưa có tuyến đường leo núi và lán nghỉ hoàn chỉnh. Cung đường trekking đỉnh Sa Mu mang đến trải nghiệm tuyệt vời khi đi qua khu rừng nguyên sinh với đặc trưng của rừng mưa nhiệt đới. Nơi đây đầy đủ đa dạng thực vật, từ rêu, đỗ quyên, lá phong, rừng trúc đến nhiều suối và thác nước. 

Sa Mu là đỉnh núi nằm trên khu rừng nguyên sinh Tà Xùa
Sa Mu là đỉnh núi nằm trên khu rừng nguyên sinh Tà Xùa (Nguồn: Internet)
Du khách chinh phục thành công đỉnh Sa Mu
Du khách chinh phục thành công đỉnh Sa Mu (Nguồn: Internet)

17. Đỉnh Pu Xai Lai Leng (2,720m)

Tên đỉnh núiPu Xai Lai Leng
Tọa độ địa lý19°11′52″B 104°10′54″Đ
Vị tríKỳ Sơn, Nghệ An
Độ cao2,720m
Đặc điểmNóc nhà dãy Trường Sơn
Thời gian leo núi trung bình2 ngày 1 đêm
Thời gian leo núi thích hợpTháng 12 – tháng 2 năm sau

Đỉnh Puxailaileng nằm trên dãy Puxai, thuộc xã biên giới Na Ngoi, huyện Kỳ Sơn. Với độ cao hơn 2.700m so với mực nước biển, đây chính là đỉnh núi cao nhất của tỉnh Nghệ An và là điểm đỉnh cao nhất trên dãy Bắc Trường Sơn, đồng thời là ranh giới tự nhiên giữa Việt Nam và Lào.

Ngọn núi này còn khá hoang sơ và chưa được khai thác trekking quá nhiều. Các phượt thủ đam mê chinh phục có thể lựa chọn Pu Xai Lai Leng để thỏa mãn và thử thách bản thân. Con đường để lên đến đỉnh núi cũng chưa được cập nhật cụ thể.

Chặng 1: Thành phố Vinh – Xã Na Ngoi

Để đến đỉnh Pu Xai Lai Leng từ Thành phố Vinh, trung tâm của tỉnh Nghệ An, bạn sẽ đi dọc theo quốc lộ 7, vượt qua khoảng 270 km theo hướng Tây để đến với xã Na Ngoi. 

Từ Quốc lộ 7, khi đến ngã ba Khe Kiền, xã Lưu Kiền, huyện Tương Dương, điều kiện giao thông bắt đầu trở nên khó khăn. Đường trở nên xấu, đèo cao, và gặp phải những đoạn đường sạt lở, gập ghềnh, lầy lội. Trong điều kiện nắng, đường trở nên bụi bặm, và cả xe máy và ô tô đều phải vượt qua những chiếc ngựa chồm.

Ngược lại, vào những ngày mưa, các phương tiện ô tô không thể tiếp cận được, và cả xe máy cũng phải đối mặt với những đoạn đường lầy lội, bò trườn cả ngày mới có thể vượt qua được 40 km đường vào trung tâm xã.

Chặng 2: Chinh phục Pu Xai Lai Leng

Bạn sẽ bắt đầu hành trình trekking của mình theo lối đi mà người bản địa hướng dẫn. Chú ý mang theo đồ bảo hộ và vật dụng cần thiết để đảm bảo chuyến đi của bạn diễn ra một cách suôn sẻ.

Chinh phục đỉnh Pu Xai Lai Leng là một điều không hề dễ dàng
Chinh phục đỉnh Pu Xai Lai Leng là một điều không hề dễ dàng (Nguồn: Internet)
Đường lên xã Na Ngoi
Đường lên xã Na Ngoi (Nguồn: Internet)

18. Đỉnh Cú Nhù San (2,662m)

Tên đỉnh núiCú Nhù San
Tọa độ địa lý19°11′52″B 104°10′54″Đ
Vị tríBát Xát, Lào Cai
Độ cao2,662m
Đặc điểmQuanh năm được bao phủ bởi sương mờ
Thời gian leo núi trung bình2 ngày 1 đêm
Thời gian leo núi thích hợpTháng 3 – 4

Cú Nhù San có độ cao 2.662 m, tọa lạc tại xã Y Tý, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai, gần biên giới với cột mốc 82 của cầu Thiên Sinh. Với vẻ đẹp ấn tượng của độ cao này, địa điểm này thu hút du khách quanh năm bởi lớp sương mù bí ẩn và huyền bí, đặc biệt là những người yêu thích thách thức và khám phá mạo hiểm.

Trong chuyến du lịch Cú Nhù San ở Lào Cai, bạn và người thân có thể tham gia vào nhiều hoạt động dã ngoại đặc sắc như trekking đường dài, leo núi, và cắm trại qua đêm. Hòa mình giữa rừng già hùng vĩ, chiêm ngưỡng toàn cảnh miền Tây Bắc trong sương mờ ảo diệu, và trải nghiệm những khoảnh khắc đáng nhớ với dải ngân hà và bình minh tại Cú Nhù San.

Để chinh phục đỉnh Cú Nhù San, bạn cần trải qua hai chặng:

Chặng 1: Hà Nội – Lào Cai – Y Tý

Sau khi di chuyển đến Lào Cai bằng xe khách giường nằm, bạn hãy thuê xe ôm hoặc taxi để có thể đến được xã Y Tý, Huyện Bát Xát để bắt đầu hành trình leo núi của mình.

Chặng 2: Chinh phục đỉnh Cú Nhù San

Sau một đêm sinh hoạt và nghỉ ngơi tại lán nghỉ, bạn sẽ tiếp tục cuộc hành trình của mình. Dọc đường đi, bạn sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp bất tận của rừng hoa đỗ quyên và những tán rêu phong trăm năm tuổi. Hành trình để leo được tới đỉnh từ lán nghỉ sẽ là khoảng 2 tiếng đồng hồ.

Hoa đỗ quyên - Biểu tượng vẻ đẹp rừng núi Tây Bắc
Hoa đỗ quyên – Biểu tượng vẻ đẹp rừng núi Tây Bắc (Nguồn: Internet)
Thành quả sau bao nỗ lực
Thành quả sau bao nỗ lực (Nguồn: Internet)

19. Đỉnh Ngọc Linh (2,605m)

Tên đỉnh núiNgọc Linh 
Tọa độ địa lý15°04′9″B 107°58′30″Đ
Vị tríĐăk Glei, Kon Tum
Độ cao2,605m
Đặc điểmĐỉnh núi cao nhất miền nam Việt Nam
Thời gian leo núi trung bình2 ngày 1 đêm
Thời gian leo núi thích hợpTháng 3 – 4

Khối núi Ngọc Linh thuộc dãy Trường Sơn và cũng là một phần của Hoàng Liên Sơn, nằm trên bốn tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Quảng Nam và Quảng Ngãi. Nếu Phanxipang được biết đến là đỉnh núi cao nhất Việt Nam, thì núi Ngọc Linh là một ngọn núi linh thiêng, huyền thoại với những câu chuyện tâm linh và sự hấp dẫn với chốn rừng kỳ bí. Dù mang theo nguy cơ hiểm nguy, nhưng đồng thời cũng kích thích sự tò mò và hiếu kỳ, khiến nhiều người mong muốn khám phá và chinh phục.

Chinh phục đỉnh núi Ngọc Linh là một thử thách mà mọi người đến đây đều mong muốn đạt được. 

Chặng 1: Pleiku – Đăk Plei

Bạn có thể di chuyển bằng máy bay hoặc xe khách để đến được đến sân bay Pleiku. Sau đó bạn tiếp tục thuê xe để đến được xã Đăk Plei, nơi bắt đầu cuộc hành trình chinh phục đỉnh núi cao nhất phía nam Việt Nam.

Chặng 2: Chinh phục đỉnh Ngọc Linh

Để đạt đến độ cao 2,605m trên mực nước biển, du khách phải vượt qua những địa hình hiểm trở, từ con đường nhỏ gập ghềnh đến những vách đá và bờ vực nguy hiểm.

Ngày càng đi lên, nhiệt độ giảm, đám mây bao quanh tán lá tạo nên không khí thú vị, như bước vào chốn bồng lai tiên cảnh. Suối, đồi, và núi xen kẽ nhau, tạo nên khung cảnh kỳ vĩ. Hành trình sẽ kéo dài khoảng 2 ngày 1 đêm.

Mây mờ che phủ đỉnh Ngọc Linh
Mây mờ che phủ đỉnh Ngọc Linh (Nguồn: Internet)
Đường lên đỉnh núi Ngọc Linh
Đường lên đỉnh núi Ngọc Linh (Nguồn: Internet)

20. Đỉnh Chư Yang Sin (2,442m)

Tên đỉnh núiChư Yang Sin
Tọa độ địa lý12°24′22″B 108°25′27″Đ
Vị tríKrông Bông, Đăk Lăk
Độ cao2,442m
Đặc điểmĐỉnh núi cao nhất miền nam Việt Nam
Thời gian leo núi trung bình1 ngày
Thời gian leo núi thích hợpTháng 2 – 3

Nằm trên địa phận hai huyện Lắk và Krông Bông của tỉnh Đắk Lắk, đỉnh Chư Yang Sin cao 2442m, là một phần của Vườn quốc gia và là đỉnh núi mà nhiều người đam mê leo núi hằng mơ ước – Chư Yang Lak.

Nếu bạn thích khám phá rừng thông cổ thụ, muốn trải nghiệm cảm giác thuyền độc mộc, hay lội qua những con suối mát lạnh, bạn yêu thích những loài động vật hoang dã, và muốn đắm chìm trong văn hóa bản làng, hay thậm chí tổ chức các buổi cắm trại nhẹ nhàng, đỉnh Chư Yang Lak chắc chắn sẽ là điểm đến lý tưởng cho những trải nghiệm độc đáo và gần gũi với thiên nhiên.

Cây cổ thụ trong khu rừng Chư Yang Sin
Cây cổ thụ trong khu rừng Chư Yang Sin (Nguồn: Internet)

Núi Chư Yang Lak trải dài từ độ cao 700m đến gần 1700m, tạo nên một môi trường đa dạng với nhiều kiểu rừng và hệ động thực vật phong phú. Nơi này bao gồm rừng bụi lá thấp, rừng thông và rừng nguyên sinh nhiệt đới ấm.

Để chinh phục đỉnh núi Chư Yang Lak, chúng ta sẽ phải đối mặt với hành trình trekking dài khoảng 13km trên đồi núi, mất khoảng 7 tiếng để đi và 4 tiếng để trở về. Hành trình này không chỉ là một thách thức về vận động, mà còn là cơ hội trải nghiệm vẻ đẹp hoang sơ và động thực vật đa dạng của núi Chư Yang Lak.

Biển mây trên đỉnh Chư Yang Sin
Biển mây trên đỉnh Chư Yang Sin (Nguồn: Internet)

21. Đỉnh Tây Côn Lĩnh (2,428m)

Tên đỉnh núiTây Côn Lĩnh
Tọa độ địa lý22°48′26″B 104°47′14″Đ
Vị tríVị Xuyên, Hà Giang
Độ cao2,428m
Đặc điểmĐỉnh núi cao nhất vùng Đông Bắc Việt Nam
Thời gian leo núi trung bình2 ngày 1 đêm
Thời gian leo núi thích hợpTháng 2 – 3

Tây Côn Lĩnh được coi là đỉnh núi cao nhất và được xem như ‘nóc nhà’ của vùng núi Đông Bắc Việt Nam. Bắt đầu từ thượng nguồn sông Chảy, dãy núi nằm trong địa phận 2 huyện Hoàng Su Phì và Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang. Với độ cao 2419 mét, Tây Côn Lĩnh có địa hình núi cao đặc trưng, với chân núi thuộc vùng nhiệt đới ẩm gió mùa, trong khi đỉnh núi mang khí hậu ôn đới núi cao.

Cung đường leo đầy gập ghềnh và sỏi đá
Cung đường leo đầy gập ghềnh và sỏi đá (Nguồn: Internet)

Nhiệt độ giảm dần theo độ cao, khiến cho đỉnh núi luôn bao phủ bởi sự lạnh giá, sương mù và mây mịt, tạo nên không khí huyền bí và ấn tượng. Hành trình chinh phục đỉnh Tây Côn Lĩnh cũng gồm hai chặng:

Chặng 1: Hà Nội – Vị Xuyên – Rừng chè Shan Tuyết

Sau khi đến được Vị Xuyên, Hà Giang, du khách sẽ bắt đầu xuất phát đến chân núi từ bản Hồng Nậm. Đường đi gian nan, qua những đoạn đất đá lởm chởm, khúc cua nguy hiểm, và dốc đá cheo leo. Đoạn đường khoảng 54km này là thách thức lớn, nhưng đáng để trải nghiệm, đặc biệt khi tiếp cận đoạn rừng chè Shan Tuyết gần chân núi. Khung cảnh hiện ra đẹp tựa như bức tranh sơn dầu.

Chặng 2: Chinh phục đỉnh Tây Côn Lĩnh

Bạn sẽ trekking dọc theo con đường dẫn lên đỉnh núi cho tới khi đến lán nghỉ. Bạn sẽ nghỉ qua đêm tại đây và tiếp tục cuộc hành trình của mình vào sáng hôm sau. Thời gian leo từ lán nghỉ đến đỉnh Tây Côn Lĩnh sẽ là khoảng hai tiếng. 

Sắc xanh của khu rừng Tây Côn Lĩnh
Sắc xanh của khu rừng Tây Côn Lĩnh (Nguồn: Internet)
Biển mây trên đỉnh Tây Côn Lĩnh
Biển mây trên đỉnh Tây Côn Lĩnh (Nguồn: Internet)

22. Đỉnh Chiêu Lầu Thi (2,402m)

Tên đỉnh núiChiêu Lầu Thi
Tọa độ địa lý22°39′40″B 104°36′10″Đ
Vị tríHoàng Su Phi, Hà Giang
Độ cao2,402m
Đặc điểmĐỉnh núi cao nhất vùng Đông Bắc Việt Nam
Thời gian leo núi trung bình1 ngày
Thời gian leo núi thích hợpTháng 9 – 12

Núi Chiêu Lầu Thi, độ cao khoảng 2.402m, thuộc xã Hồ Thầu, Huyện Hoàng Su Phì, Hà Giang, là một trong hai đỉnh cao nhất Đông Bắc Việt Nam. Tên tiếng Việt của nó có nghĩa là ‘Chín tầng thang‘, trong đó ‘Chiêu Lầu’ trong tiếng Hán mang ý nghĩa là chín bậc, ‘thi’ là tảng đá to và cao. Tên gọi ‘Chín tầng thang’ ám chỉ đoạn đường leo lên đỉnh núi được xây dựng thành những bậc đá leo lên xuống từ độ cao hơn 2.300m lên đến đỉnh cao 2.400m.

Đoạn đường trekking đỉnh Chiêu Lầu Thi khá dễ đi và không cần mất quá nhiều thời gian để leo trèo:

Chặng 1: Tân Quang – Chân Núi

Từ Hà Giang đến Tân Quang (ra QL2 và quay về hướng Tuyên Quang, khoảng 45km) là một đoạn đường quốc lộ, thuận tiện cho việc di chuyển với tốc độ khoảng 50-60km/h. Tuy nhiên, bạn cần chú ý đến sự xuất hiện của xe khách và container trên đường.

Sau khi đến Tân Quang, chúng ta sẽ rẽ phải để đi vào đoạn đường dài 70km để đến Nậm Dịch và Hồ Thầu. Chặng từ Tân Quang đến Hồ Thầu chủ yếu là đèo dốc cao, mặc dù có đường trải thảm ô tô nhưng cảnh báo về độ nguy hiểm do có vách núi một bên và vực sâu một bên, cùng với xe khách và xe tải chở hàng thường xuyên xuất hiện trên đường.

Chặng 2: Chinh phục đỉnh Chiêu Lầu Thi

Sau khi ăn trưa và nghỉ ngơi tại homestay dưới chân núi, du khách sẽ tiến hành leo từ 30 – 40 phút để lên tới đỉnh núi. Bạn có thể ngắm hoàng hôn vô cùng đẹp từ độ cao 2,402m. Đây chắc chắn sẽ là một trải nghiệm tuyệt vời.

Cột mốc đỉnh Chiêu Lầu Thi
Cột mốc đỉnh Chiêu Lầu Thi (Nguồn: Internet)
Ngắm toàn cảnh Hà Giang từ đỉnh Chiêu Lầu Thi
Ngắm toàn cảnh Hà Giang từ đỉnh Chiêu Lầu Thi (Nguồn: Internet)

Hy vọng bài viết Top 20+ đỉnh núi cao trên 2000m tại Việt Nam đã đem đến cho bạn những thông tin hữu ích. Chúc bạn sẽ có thật nhiều chuyến khám phá cảnh đẹp núi núi rừng đất nước thật ý nghĩa và đáng nhớ.

bmsm campaign