• Blog Oct 2024

Các loại sân Tennis hiện nay: So sánh ưu & nhược điểm

Dù chỉ có một kích thước quy chuẩn nhưng các loại sân Tennis với đặc tính bề mặt riêng biệt sẽ mang đến những trải nghiệm khác nhau cho người chơi. Dưới đây là đặc điểm và những đánh giá khách quan về ưu nhược điểm của 5 loại mặt sân Tennis phổ biến nhất.

1. Đặc điểm của 5 loại sân Tennis

Câu hỏi tennis có mấy loại sân thực chất chính là câu hỏi về các loại mặt sân tennis. Hiện nay, mặt sân Tennis được chia thành 5 loại chính: sân cỏ tự nhiên, sân đất nện, sân cứng, sân cỏ nhân tạo, sân thảm.

Loại sân Sân cỏ tự nhiên  Sân đất nện Sân cứng Sân cỏ nhân tạo Sân thảm
Chất liệu Cỏ tự nhiên được trồng trên nền đất phù sa Gạch vụn, đá vụn hoặc đá phiến sét Nhựa đường hoặc bê tông Nhựa tổng hợp Vải dệt
Độ nảy của bóng trên mặt sân Thấp Cao Cao Thấp Thấp
Tốc độ của bóng trên mặt sân Nhanh Chậm nhất Nhanh nhất Nhanh Chậm
Đối tượng phù hợp Những tay vợt thích cắt bóng và lên lưới Người chơi thích đứng ở cuối sân Những tay vợt thích cắt bóng và lên lưới, thực hiện những cú xoáy bóng hiểm hóc Sân này không dùng trong thi đấu chuyên nghiệp, phù hợp với người mới chơi, người chơi nghiệp dư. Sân này không dùng trong thi đấu chuyên nghiệp, phù hợp với người mới chơi, người chơi nghiệp dư.
Chi phí xây dựng, bảo trì Chi phí đầu tư không lớn nhưng mất nhiều chi phí bảo trì Chi phí đầu tư lớn, chi phí bảo trì thấp Chi phí đầu tư không lớn nhưng mất nhiều chi phí bảo trì Chi phí đầu tư và bảo trì không cao Chi phí đầu tư và bảo trì không cao

1.1. Sân cỏ (Grass courts)

Sân cỏ là mặt sân truyền thống, đặc trưng của Wimbledon – giải Grand Slam lâu đời và danh giá nhất. Trong quá khứ, cả 4 giải Grand Slam đều sử dụng sân cỏ. Ngày nay, sân cỏ không còn xuất hiện nhiều trong các sân quần vợt tư nhân do yêu cầu bảo trì cao để giữ cho bề mặt sân luôn ở tình trạng tốt nhất.

Trên mặt cỏ, đường bóng có xu hướng ổn định nhưng lại đi thấp và nhanh, thời gian giữa các đợt bóng tương đối ngắn. Người chơi phải thực hiện giao – nhận bóng nhanh hơn so với sân cứng hoặc sân đất nện. Do đó, mặt sân này thuận lợi nhất cho người chơi có thế mạnh khi thực hiện những cú giao bóng hoặc vô lê.

Sân cỏ là mặt sân truyền thống, đặc trưng của Wimbledon – giải Grand Slam lâu đời và danh giá nhất (Nguồn: Internet)
Sân cỏ là mặt sân truyền thống, đặc trưng của Wimbledon – giải Grand Slam lâu đời và danh giá nhất (Nguồn: Internet)

Sân cỏ có chi phí xây dựng và vận hành tương đối thấp, đồng thời, mặt sân không cần phải sơn lại hay sửa chữa nhiều như sân đất nện hay sân cứng, chỉ cần tưới nước và cắt cỏ định kỳ. Do đó, mặt sân rất phù hợp để đầu tư tại các khu thể thao đa năng, các sân Tennis tư nhân. Một ưu điểm khác là sân cỏ có độ nảy của bóng thấp và tốc độ bóng nhanh, do đó, đây là lựa chọn lý tưởng cho người mới bắt đầu.

Tuy nhiên, mặt sân cỏ phải được chăm sóc kỹ lưỡng, thường xuyên để mặt cỏ mọc đều và đẹp. Điều này đòi hỏi nhiều công sức và thời gian của người quản lý sân. Ngoài ra, độ nảy của bóng trên loại sân Tennis này kém. Sân cỏ có độ nảy của bóng không ổn định và phụ thuộc vào điều kiện thời tiết. Điều này khiến cho người chơi khó lường được hướng và độ cao của bóng, do đó, không thể thể phát huy kỹ năng và chiến thuật của mình.

Sân cỏ có chi phí xây dựng và vận hành tương đối thấp, đồng thời mặt sân không cần phải sơn lại hay sửa chữa nhiều như sân đất nện hay sân cứng (Nguồn: Internet)
Sân cỏ có chi phí xây dựng và vận hành tương đối thấp, đồng thời mặt sân không cần phải sơn lại hay sửa chữa nhiều như sân đất nện hay sân cứng (Nguồn: Internet)

1.2. Sân đất nện (Clay courts)

Sân đất nện giống như cỏ và cỏ nhân tạo, được xếp vào loại “sân mềm”. Sân đất nện được làm bằng đá phiến, đá hoặc gạch nghiền nát. Bề mặt này làm tốc độ bóng chậm lại và có độ nảy cao so với các bề mặt khác. Sân đất là một trong các loại sân tennis nổi tiếng với giải Pháp mở rộng.

Bề mặt mềm làm cho các pha đánh bóng thường dài hơn và phù hợp hơn với những người chơi ở đường cơ bản cũng như những người chơi thích chơi chiến thuật bằng cách sử dụng nhiều xoáy và tìm ra những góc tuyệt vời. Người chơi không có nhiều lợi thế khi thực hiện những cú giao bóng hiểm hóc.

Sân đất nện giống như cỏ và cỏ nhân tạo, được xếp vào loại “sân mềm” (Nguồn: Internet)
Sân đất nện giống như cỏ và cỏ nhân tạo, được xếp vào loại “sân mềm” (Nguồn: Internet)

Do được làm từ đá dăm trộn với cát, sân đất nện có độ nảy thấp hơn so với các loại mặt sân Tennis khác. Điều này có nghĩa là bạn sẽ không gặp nhiều khó khăn khi đánh bóng qua lưới do lực của bóng không quá mạnh.

Theo Sport & Safety Surfaces, 88% tay vợt hàng đầu trên thế giới đã học cách chơi Tennis trên sân đất nện bởi vì loại sân này tạo điều kiện phát triển kỹ năng và kỹ thuật rất tốt. Ngoài ra, bạn có thể chơi Tennis trên sân đất nện dưới trời mưa nhỏ mà không lo bị trơn trượt quá nhiều vì nó hút nước tốt.

Tuy nhiên, bề mặt sân đất nện không phù hợp trong mọi điều kiện khí hậu mà chỉ thường phổ biến ở các quốc gia có khí hậu ấm áp quanh năm như Châu Đại Dương hoặc Nam Mỹ. Bề mặt sân này cũng đòi hỏi quy trình chăm sóc và bảo dưỡng thường xuyên. Do đó, mặc dù chi phí xây dựng ít nhưng chi phí để bảo trì mặt sân này lại khá lớn.

Do thành phần được làm từ đá dăm trộn với cát, sân đất nện có độ nảy thấp hơn so với các loại mặt sân khác (Nguồn: Internet)
Do thành phần được làm từ đá dăm trộn với cát, sân đất nện có độ nảy thấp hơn so với các loại mặt sân khác (Nguồn: Internet)

1.3. Sân cứng (Hard courts)

Sân cứng phổ biến và được sử dụng rộng rãi nhất trong các mặt sân tennis trên toàn thế giới, đặc biệt là ở Hoa Kỳ. Sân cứng được xây dựng từ nền nhựa đường hoặc bê tông và thường được phủ bằng hệ thống sơn màu acrylic 100%. Có 2 kiểu sân cứng: Sân cứng Acrylic và Sân cứng tổng hợp.

Sự khác biệt giữa các mặt sân tennis chính là độ dài các pha bóng, độ nảy,…. Bóng trên bề mặt sân cứng thường nảy cao hơn so với sân đất nện, bề mặt sân cứng rất ổn định, hỗ trợ trải nghiệm của người chơi rất tốt. Cả giải Úc và Mỹ mở rộng đều được thi đấu trên bề mặt sân cứng. Giải Mỹ mở rộng được thi đấu trên sân cứng Acrylic trong khi Giải Úc mở rộng được thi đấu trên bề mặt tổng hợp.

Sân cứng là bề mặt sân Tennis phổ biến và được sử dụng rộng rãi nhất trên toàn thế giới, đặc biệt là ở Hoa Kỳ (Nguồn: Internet)
Sân cứng là bề mặt sân Tennis phổ biến và được sử dụng rộng rãi nhất trên toàn thế giới, đặc biệt là ở Hoa Kỳ (Nguồn: Internet)

Sân cứng được xây dựng đúng quy cách và bảo dưỡng tốt có khả năng chống chịu lực lớn, có thể lắp đặt cho các khu thể thao ngoài trời. Bên cạnh đó, loại sân này cũng là sự lựa chọn phổ biến cho các sân trong nhà vì bề mặt tiết kiệm chi phí, có khả năng tùy biến cao về màu sắc và tốc độ bề mặt và đủ linh hoạt cho các sân thể thao đa năng.

Tuy nhiên, bề mặt sân Tennis cứng dễ gây chấn thương hơn các bề mặt khác. Do không có độ đàn hồi nên khi chơi Tennis trên loại sân này, người chơi có thể gặp phải các vấn đề về gót chân, đầu gối hay lưng. Ngoài ra, sân Tennis cứng cũng đặt ra nhiều yêu cầu bảo trì (trám vết nứt, làm sạch tổng thể, sơn mới lại bề mặt…).

Sân cứng được xây dựng đúng quy cách và bảo dưỡng tốt có khả năng chống chịu lực lớn, phù hợp cho các khu thể thao ngoài trời (Nguồn: Internet)
Sân cứng được xây dựng đúng quy cách và bảo dưỡng tốt có khả năng chống chịu lực lớn, phù hợp cho các khu thể thao ngoài trời (Nguồn: Internet)

1.4. Sân cỏ nhân tạo (Artificial grass courts)

Sân cỏ nhân tạo làm từ các vật liệu tổng hợp, có hình dáng bề mặt mô phỏng bề mặt sân cỏ. Trải nghiệm chơi trên bề mặt này cũng có nhiều phần giống sân cỏ khi tốc độ đường bóng nhanh, độ nảy và xoáy đều ở mức ổn định.

Bề mặt cỏ nhân tạo đang trở nên phổ biến hơn trong môn quần vợt vì có thể được lắp đặt ở bất kỳ vị trí nào. Đặc biệt, so với sân cỏ tự nhiên, sân Tennis bằng cỏ nhân tạo không yêu cầu bảo trì phức tạp như tưới nước hoặc cắt tỉa, từ đó, chi phí và công sức duy trì sân cũng thấp hơn. Loại cỏ nhân tạo cũng không dễ bị sâu bệnh như cỏ thật.

Sân cỏ nhân tạo làm từ các vật liệu tổng hợp, có hình dáng bề mặt mô phỏng bề mặt sân cỏ (Nguồn: Internet)
Sân cỏ nhân tạo làm từ các vật liệu tổng hợp, có hình dáng bề mặt mô phỏng bề mặt sân cỏ (Nguồn: Internet)

Ngoài ra, sân cỏ nhân tạo khô nhanh sau mưa nên người chơi có thể tiếp tục trận đấu ngay lập tức. Sợi cỏ nhân tạo cung cấp lực ma sát nhất định hỗ chống trơn trượt. Sân cỏ nhân tạo cũng có tính ổn định cao hơn, không bị gồ ghề – điều thường xảy ra với sân đất nện hoặc sân cỏ tự nhiên.

Tuy nhiên, sân cỏ nhân tạo dễ trở nên nóng nếu nhiệt độ ở ngoài trời quá cao. Vì vậy, bạn không nên chọn loại sân này vào những ngày nắng nóng.

Sợi cỏ nhân tạo cung cấp lực ma sát nhất định hỗ chống trơn trượt (Nguồn: Internet)
Sợi cỏ nhân tạo cung cấp lực ma sát nhất định hỗ chống trơn trượt (Nguồn: Internet)

1.5. Sân thảm (Carpet Tennis court)

Sân thảm là sân có bề mặt được làm từ vải dệt được cung cấp ở dạng cuộn. Sân trải thảm hay còn gọi là sân tổng hợp hay sân trong nhà, không được sử dụng chuyên nghiệp nhưng được ưa chuộng dành cho người mới bắt đầu. Bề mặt sân giúp cho đường bóng có tính nhất quán và không quá nhanh hoặc quá chậm, độ nảy của bóng thấp.

Ngày này, sân trải thảm đã bị cấm vĩnh viễn trong thi đấu quần vợt chuyên nghiệp do những lo ngại về an toàn do tốc độ cao và độ nảy bóng thấp. Hơn nữa, loại sân này có bề mặt dễ trượt, khiến người chơi khó kiểm soát chuyển động, làm tăng nguy cơ chấn thương, đặc biệt là bong gân mắt cá chân và các vấn đề về đầu gối.

Sân thảm là sân có bề mặt được làm từ vải dệt được cung cấp ở dạng cuộn (Nguồn: Internet)
Sân thảm là sân có bề mặt được làm từ vải dệt được cung cấp ở dạng cuộn (Nguồn: Internet)

2. Tiêu chí lựa chọn sân Tennis cho từng đối tượng

Sau đây là các tiêu chí để lựa chọn sân Tennis phù hợp cho người chơi hoặc chủ sân:

2.1. Với người chơi Tennis

Người chơi Tennis có thể dựa vào 3 yếu tố sau đây để lựa chọn bề mặt sân Tennis phù hợp:

1 – Dựa vào trình độ

Nếu bạn là người mới bắt đầu chơi Tennis, bạn nên lựa chọn sân có mặt sân mềm, ví dụ như sân cỏ hay sân đất nện. Những loại sân này có độ nảy của bóng thấp, giúp bạn dễ dàng điều khiển và học hỏi các kỹ thuật cơ bản. Ngoài ra, sân mềm cũng giảm thiểu nguy cơ chấn thương cho khớp và cơ của bạn khi chơi.

Với người chơi đã có nhiều kinh nghiệm, bạn có thể chọn các mặt sân tennis cứng. Những loại sân này có độ nảy của bóng cao, yêu cầu bạn phải có phản xạ và tốc độ tốt để theo kịp bóng. Sân cứng cũng mang lại những trận đấu hấp dẫn và căng thẳng hơn, thử thách kỹ năng và chiến thuật của bạn.

Với người chơi đã có nhiều kinh nghiệm, bạn có thể chọn sân có mặt sân cứng (Nguồn: Internet)
Với người chơi đã có nhiều kinh nghiệm, bạn có thể chọn sân có mặt sân cứng (Nguồn: Internet)

2 – Dựa vào cơ sở vật chất & tiện ích của sân 

Khi lựa chọn sân chơi Tennis, bạn nên ưu tiên các khu vực có cơ sở vật chất hiện đại cùng các dịch vụ đi kèm như: trông giữ xe, nhặt bóng hoặc các quầy ăn uống…để có được trải nghiệm giải trí tốt nhất. Ngoài ra, nếu có định tổ chức các giải đấu chuyên nghiệp, bạn nên cân nhắc số lượng người tối đa được tham gia trên một sân tập.

3 – Dựa vào bảng giá dịch vụ

Hiện nay, mức chi phí thuê sân dao động từ 200,000 – 400,000 VND/trận tùy vào thời điểm thuê. Tuỳ vào từng khung giờ, giá thuê sân tennis có thế đắt hơn hoặc rẻ hơn (thông thường, giá thuê sân vào buổi sáng trong tuần sẽ rẻ hơn). Nếu tài chính có hạn, bạn nên tránh thuê sân vào những giờ cao điểm (từ 18 – 21 giờ) hay cuối tuần vì giá thuê sẽ cao hơn. Bạn cũng có thể chọn hình thức đăng ký thuê theo tháng hoặc theo năm để nhận ưu đãi từ chủ sân.

Tuỳ vào từng khung giờ, giá thuê sân có thế đắt hơn hoặc rẻ hơn (Nguồn: Internet)
Tuỳ vào từng khung giờ, giá thuê sân có thế đắt hơn hoặc rẻ hơn (Nguồn: Internet)

2.2. Với chủ sân Tennis

Chủ sân Tennis nên cân nhắc 2 yếu tố sau đây trước khi quyết định đầu tư xây dựng sân Tennis:

1 – Dựa vào chi phí xây dựng

Chi phí xây dựng là khoản đầu tư ban đầu để xây dựng sân Tennis. Chi phí xây dựng sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như kích thước, vị trí, chất liệu, thiết kế và thi công của sân.

Thông thường, chi phí tối thiểu để xây dựng một sân Tennis có thể dao động từ 300 triệu đến 1 tỷ đồng cho mỗi sân. Bạn cần cân nhắc kỹ về nguồn vốn, hiệu quả kinh doanh và thời gian hoàn vốn khi lựa chọn loại sân Tennis vì các loại sân khác nhau sẽ có mức đầu tư khác nhau.

2 – Dựa vào công tác bảo trì

Công tác bảo trì bao gồm việc lau chùi, vệ sinh, sửa chữa, thay thế các bộ phận hư hỏng của sân. Chi phí bảo trì cũng sẽ khác nhau tùy theo loại sân, có thể dao động từ 10 triệu đến 50 triệu đồng cho mỗi năm. Chủ sân cần có sự cân đối giữa lợi nhuận và chi phí các giải pháp bảo trì để có được lựa chọn loại mặt sân phù hợp nhất.

Chi phí bảo trì cũng sẽ khác nhau tùy theo loại sân, có thể dao động từ 10 triệu đến 50 triệu đồng cho mỗi năm (Nguồn: Internet)
Chi phí bảo trì cũng sẽ khác nhau tùy theo loại sân, có thể dao động từ 10 triệu đến 50 triệu đồng cho mỗi năm (Nguồn: Internet)

Như vậy, bài viết trên đã cung cấp cho bạn đặc trưng và ưu nhược điểm của các loại sân Tennis phổ biến nhất hiện nay. Hy vọng bạn đã có được cái nhìn tổng quan nhất và có thể lựa chọn mặt sân phù hợp nhất để hỗ trợ tối đa cho quá trình chơi quần vợt của mình.

Blog Oct 2024

Black Friday