Học ngay cách buộc dây giày chạy bộ không chỉ giúp bạn thoải mái vận động mà còn hỗ trợ khoá cổ chân, tránh những chấn thương không mong muốn. Ngoài ra, những kiểu đan và thắt dây giày chạy bộ được Decathlon giới thiệu dưới đây sẽ giúp bạn tạo điểm nhấn cho đôi chân đấy!
1. Các cách buộc dây giày cho từng hình dáng và tình trạng bàn chân
Dưới đây là tổng hợp một số phương pháp buộc dây giày thông dụng mà bạn có thể tham khảo:
1.1. Buộc dây giày với gót chân bị trượt
Áp dụng với những ai thường xuyên bị trượt gót chân (Heel slipping) trong quá trình chạy bộ. Không chỉ giúp dây buộc không bị lỏng mà cách làm trên còn góp phần giảm thiểu ma sát và giúp chân tránh khỏi tình trạng bị đau đớn khi di chuyển. |
Cách thực hiện:
- Bước 1: Luồn dây giày vào hai lỗ ngay trên cùng, điều chỉnh độ dài để hai bên bằng nhau.
- Bước 2: Lấy đầu dây giày trái đan chéo sang lỗ giày ở bên phải. Lặp lại tương tự cho phần dây giày trái.
- Bước 3: Lần lượt đan chéo hai đầu dây giày cho đến khi gặp lỗ giày cuối cùng sau đó thắt dây như thông thường.
1.2 Buộc dây giày khi thấy chật ở bàn chân
Áp dụng nếu bạn cảm thấy chật ở phần phía trên của bàn chân (Too tight on top). Các đường dây buộc song song sẽ giúp phân bố đều lực, tạo sự thoải mái cho bàn chân của bạn. |
Cách thực hiện:
- Bước 1: Luồn hai đầu dây giày vào hai lỗ ở phía trên cùng của giày.
- Bước 2: Đưa đầu dây bên trái vào lỗ giày ở ngay phía trên lỗ vừa xỏ và luồn vào phía đối diện. Còn với đầu dây bên phải, thực hiện luồn vào lỗ thứ hai bên trên tính từ lỗ vừa xỏ sau đó luồn dây song song tương tự với đầu dây bên kia.
- Bước 3: Lặp lại bước trên cho cả 2 bên dây cho đến lỗ xỏ cuối cùng, lúc này bạn sẽ thấy dây giày tạo thành các đường thẳng song song.
- Bước 4: Thực hiện thắt dây giày theo cách mà bạn muốn.
1.3 Buộc dây giày với ngón chân đau
Áp dụng khi bạn thường xuyên cảm thấy ngón chân đau khi chạy bộ (Toe pains). Phương pháp này có tác dụng tạo thêm không gian cho ngón chân, giúp bạn không còn cảm thấy đau đớn khi chạy bộ. Đồng thời, cách buộc dây tương đối đơn giản và tiện lợi, mang kiểu dáng thể thao hiện đại. |
Cách thực hiện:
- Bước 1: Luồn hai đầu dây giày vào hai lỗ đầu tiên của giày, điều chỉnh độ dài đến khi hai đầu chênh lệch nhau khoảng 10cm.
- Bước 2: Luồn đầu dây ngắn hơn vào lỗ giày cuối cùng ở phía đối diện.
- Bước 3: Đối với đầu dây còn lại, thực hiện luồn chéo vào lỗ ngay dưới vị trí hiện tại ở phía đối diện, sau đó tiếp tục xỏ vào lỗ ở bên cạnh. Sau khi lặp lại động tác này đến lỗ cuối cùng bạn sẽ nhận được các đường dây giày chéo và song song xen kẽ nhau.
- Bước 4: Tiến hành thắt dây giày như cách bạn thường làm.
1.4 Buộc dây giày với bàn chân phẳng
Áp dụng khi bạn sở hữu một bàn chân phẳng (Flat feet). Phương pháp này giúp đôi chân luôn cảm thấy sự thoải mái và dễ chịu nhất. Bởi lẽ khi chạy bộ toàn bộ bàn chân sẽ tiếp xúc với mặt đất, dễ gây ra đau đớn hoặc chấn thương. |
Cách thực hiện:
- Bước 1: Luồn dây vào hai lỗ trên cùng tính từ phía mũi giày, chú ý điều chỉnh để hai đầu dây bằng nhau.
- Bước 2: Luồn chéo dây giày bên phải vào đầu dây phía đối diện và thực hiện tương tự lần lượt với các lỗ còn lại đến khi đến lỗ cuối cùng
- Bước 3: Tiến hành thắt dây giày như cách bạn thường làm.
1.5 Buộc dây giày cho vòm chân cao
Áp dụng cho những ai sở hữu một vòm chân cao (High arches). Cách làm này sẽ bỏ qua một số lỗ ở giữa mà chỉ tập trung ở những lỗ cuối giày gần cổ chân, do đó có tác dụng giảm bớt áp lực lên đầu bàn chân. |
Cách thực hiện:
- Bước 1: Luồn hai đầu dây giày vào hai lỗ đầu tiên của giày. Luồn đầu dây bên trái vào lỗ bên trên bên phải và thực hiện tương tự với đầu dây còn lại.
- Bước 2: Tiếp tục xỏ thẳng hai đầu dây vào lỗ giày ngay bên trên, lặp lại động tác trên đến khi kết thúc.
- Bước 3: Cuối cùng thực hiện thắt dây giày theo cách bạn thích.
1.6 Buộc dây giày cho mũi bàn chân to (wide forefoot)
Áp dụng với những đối tượng sở hữu mũi bàn chân to (wide forefoot). Nhờ việc nới lỏng phần mũi đồng thời giữ chặt hơn ở giữa bàn chân, đôi chân sẽ luôn thoải mái mà vẫn mang đến từng bước chạy chắc chắn và ổn định. |
Cách thực hiện:
- Bước 1: Luồn hai đầu dây vào hàng lỗ đầu tiên của giày chạy bộ. Luồn thẳng hai đầu dây xuống lỗ giày ngay bên trêni vị trí hiện tại.
- Bước 2: Sau đó thực hiện xỏ đầu dây giày bên trái vào lỗ giày phía bên phải, tương tự với đầu dây còn lại (như hình). Lặp lại động tác trên đến khi hai đầu dây giày đều nằm ở vị trí lỗ cuối cùng.
- Bước 3: Tiến hành thắt dây giày theo cách mà bạn muốn.
1.7 Buộc dây giày cho chân rộng chiều ngang (chân bè)
Áp dụng với những người sở hữu dáng chân bị rộng chiều ngang khiến cho cho một phần chân quá chặt khi mang giày (One area too tight). Cách làm trên có khả năng mang đến đủ không gian cho đôi chân khi di chuyển, từ đó giúp chân không cảm thấy đau đớn hay khó chịu trong quá trình chạy bộ.. |
Cách thực hiện:
- Bước 1: Xỏ dây từ dưới lên vào lỗ xỏ đầu tiên ở bên trái của giày.
- Bước 2: Tiếp theo, lấy đầu dây bên phải luồn chéo qua phía đối diện. Còn đầu dây bên trái sẽ được luồn chéo sang phía bên phải.
- Bước 3: Khi đến khoảng giữa giày bạn có thể bỏ qua từ 1 – 2 lỗ để tạo thêm không gian cho bàn chân. Lặp lại quy trình thắt dây bình thường cho phần còn lại của giày.
1.8 Buộc dây giày cho phần giữa chân bị sưng
Áp dụng với những ai hay gặp tình trạng chân bị sưng (Swollen feet) hoặc sở hữu phần mu bàn chân nhô cao. Để giày chạy bộ vừa vặn hơn với bàn chân, chúng ta nên tiến hành bỏ qua 1 hoặc 1 lỗ giày ở giữa, nhờ đó tạo thêm không gian giúp chân chuyển động linh hoạt. |
Cách thực hiện:
- Bước 1: Luồn hai đầu dây vào hàng lỗ đầu tiên của giày chạy bộ.
- Bước 2: Luồn đầu dây bên phải vào vị trí lỗ ở ngay bên trên và sau đó là lỗ giày ở phía đối diện để tạo thành một đường ngang. Đối với đầu dây giày bên trái, tiến hành xỏ vào vị trí lỗ giày ngay bên trên, cách vị trí hiện tại 1 hàng lỗ.
- Bước 3: Lặp lại động tác trên cho đến khi hai đầu dây đều nằm ở vị trí hàng lỗ cuối cùng. Cuối cùng là thắt nút dây theo cách tùy thích.
1.9 Buộc dây giày cho gót chân hẹp và mũi chân rộng
Áp dụng với những dáng chân sở hữu gót chân hẹp và mũi chân rộng (Narrow heel + wide forefoot). Cách làm này giúp bạn có thể điều chỉnh kích thước giúp đôi giày vừa vặn hơn với chân. |
Cách thực hiện:
- Bước 1: Xỏ dây từ dưới lên vào lỗ xỏ đầu tiên ở bên trái của giày. Tiến hành bỏ qua lỗ ở giữa, thay vào đó hãy luồn đầu dây bên phải vào vị trí lỗ ở phía đối diện.
- Bước 2: Đối với đầu dây bên trái, hãy đặt nó qua lỗ xỏ thứ hai ở bên phải, từ dưới lên, cũng bỏ qua lỗ xỏ ở giữa, thực hiện tương tự với phần dây còn lại.
- Bước 3: Cuối cùng thắt dây giày như thông thường.
1.10 Buộc dây giày với bàn chân hẹp
Áp dụng cho những người sở hữu bàn chân hẹp (Narrow feet). Phương pháp buộc dây giày này giúp cố định bàn chân trong quá tình chạy, tạo ra những bước chân ổn định và linh hoạt hơn. |
Cách thực hiện:
- Bước 1: Luồn hai đầu dây của giày chạy bộ vào hàng lỗ đầu tiên. Sau đó luồn cả hai đầu dây xuống vị trí lỗ ngay bên trên.
- Bước 2: Đối với đầu dây bên trái, thực hiện luồn qua lỗ xỏ ở phía bên phải, ngay trên vị trí hiện tại. Thực hiện tương tự với đầu dây bên phải.
- Bước 3: Tiếp tục luồn cả hai đầu dây vào vị trí lỗ ở phía đối diện nhưng cách vị trí hiện tại 1 hàng lỗ. Lặp lại quy trình thắt dây bình thường cho phần còn lại của giày.
1.11 Buộc dây giày chạy bộ cho bàn chân to
Áp dụng với những ai sở hữu một đôi bàn chân to (Wide feet in general). Cách buộc dây giày này giúp tạo đủ không gian cho bàn chân khi di chuyển. Ngoài ra bạn cũng có thể dễ dàng nới lỏng nếu cảm thấy chật chội hoặc không thoải mái trong quá trình chạy bộ. |
Cách thực hiện:
- Bước 1: Luồn dây giày qua hai lỗ trên cùng, căn chỉnh sao cho độ dài hai dây bằng nhau.
- Bước 2: Đưa dây giày sang lỗ ở đối diện. Với những lỗ đằng sau, bạn có thể bỏ từ 1 – 2 lỗ sao cho đôi chân thoải mái nhất, cứ thực hiện tương tự như vậy đến khi kết thúc.
- Bước 3: Tiến hành thắt dây giày.
Bài viết trên đã chia sẻ một số cách buộc dây giày chạy bộ đơn giản nhưng hiệu quả mà bạn có thể tham khảo. Trong trường hợp có bất cứ thắc mắc nào liên quan đến giày chạy bộ bạn có thể liên hệ với Decathlon qua số hotline 1800 9044 để tư vấn và hỗ trợ kịp thời nhé.
2. Các cách thắt dây giày chạy bộ đẹp, chống tuột
Để sở hữu một phần dây giày đẹp đồng thời hạn chế hiện tượng bị tuột khi chạy bộ bạn có thể tham khảo một số cách thắt như sau:
2.1 Thắt dây nơ cơ bản
Đây là cách thắt dây giày tương đối quen thuộc, áp dụng được với nhiều người và kiểu giày khác nhau.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Uốn cong hai đầu dây để tạo thành vòng tròn với kích cỡ vừa phải, sau đó đặt đầu dây bên phải lên đầu dây bên trái.
- Bước 2: Luồn hai đầu dây vào nhau và kéo chặt sang hai bên để tạo thành hình nơ.
2.2 Thắt nơ cho dây giày bị dài
Phương pháp này giúp phần dây giày trở nên gọn gàng hơn, tránh vướng víu khi người dùng di chuyển.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Dùng ngón cái và ngón trỏ tạo thành một hình tam giác sau đó uốn từ dưới dây giày lên. Làm tương tự với tay kia nhưng theo chiều ngược lại.
- Bước 2: Luồn hai đầu dây vào nhau và thắt chặt để tạo thành hình nơ. Lưu ý kéo đều hai bên để dây không bị rơi ra khi chạy bộ.
2.3 Thắt dây kiểu giấu dây giày
Phương pháp này sẽ giúp bạn hạn chế các phần dây dài gây vướng víu, nhờ đó đảm bảo an toàn cho các runner trong quá trình chạy bộ.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Luồn dây vào hai lỗ gần mũi giày nhất, đầu dây hướng vào bên trong của phần đế lót, chú ý căn chỉnh sao cho độ dài hai bên đều nhau.
- Bước 2: Lấy một đầu dây luồn vào lỗ ngay bên dưới, đầu còn lại đưa vào lỗ xỏ ở phía đối diện. Lặp lại cách làm trên đến khi hai đầu dây luồn qua lỗ cuối cùng.
- Bước 3: Khi cả hai đầu dây đề hướng vào bên trong của phần đế lót, tiến hành buộc lại và điều chỉnh sao cho nút thắt không bị lộ ra bên ngoài đồng thời không gây khó chịu cho bàn chân khi di chuyển.
Bài viết trên đã chia sẻ một số cách buộc dây giày chạy bộ đơn giản nhưng hiệu quả mà bạn có thể tham khảo. Trong trường hợp có bất cứ thắc mắc nào liên quan đến giày chạy bộ bạn có thể liên hệ với Decathlon qua số hotline 1800 9044 để tư vấn và hỗ trợ kịp thời nhé.