• blog voucher April

Cách chạy bộ không mệt: 9++ Bí quyết chinh phục mọi cự ly

Chạy bộ là một trong những môn thể thao đơn giản và hiệu quả nhất để rèn luyện sức khỏe. Tuy nhiên, nhiều người mới bắt đầu thường cảm thấy nhanh mệt, hụt hơi hoặc đau nhức cơ bắp sau khi chạy. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến trải nghiệm chạy mà còn dễ khiến bạn bỏ cuộc giữa chừng. 

Vậy làm thế nào để chạy bộ bền hơn, ít mệt hơn? Hãy cùng Decathlon khám phá những bí quyết giúp bạn duy trì thể lực, kiểm soát hơi thở và chạy bộ một cách hiệu quả trong bài viết sau.

1. Khởi động kỹ trước khi chạy

Muốn chạy bộ nhẹ nhàng, bền bỉ mà không nhanh xuống sức? Hãy dành 5 – 10 phút để khởi động trước khi chạy. Một cơ thể được làm nóng đúng cách sẽ giúp bạn duy trì sức bền lâu hơn, tránh căng cơ và giảm nguy cơ chấn thương.

Bạn có thể khởi động bằng cách:

  • Xoay khớp nhẹ nhàng: Thả lỏng cổ chân, đầu gối, hông và vai để cơ thể linh hoạt hơn.
  • Chạy bước nhỏ tại chỗ: Giúp kích hoạt nhóm cơ chân và điều hòa nhịp thở ngay từ đầu.
  • Nâng cao đùi, đá gót chạm mông: Cải thiện biên độ bước chạy, giúp cơ thể quen dần với vận động.
  • Giãn cơ động: Gập người chạm mũi chân, xoay hông nhẹ nhàng để các cơ không bị căng cứng.
Khởi động kỹ trước khi chạy là một trong những cách chạy bộ không mệt
Khởi động kỹ trước khi chạy

2. Điều chỉnh tư thế chạy đúng

Tư thế chạy ảnh hưởng rất lớn đến sức bền và cảm giác thoải mái khi chạy. Một tư thế đúng không chỉ giúp bạn tiết kiệm năng lượng mà còn giảm áp lực lên cơ thể, đây chính là cách chạy bộ không mỏi chân và duy trì tốc độ ổn định hơn.

  • Giữ lưng thẳng, vai thả lỏng, mắt nhìn về phía trước để cơ thể mở rộng, giúp hô hấp dễ dàng hơn.
  • Bước chân vừa phải, không quá dài khiến cơ thể mất cân bằng, cũng không quá ngắn gây lãng phí sức lực.
  • Tiếp đất bằng toàn bộ lòng bàn chân. Sau đó, chuyển dịch lực đẩy cuộn về phía đầu ngón chân để trải đều lực và tạo đà chạy. Tránh tiếp đất bằng gót chân vì có thể tạo áp lực lớn lên đầu gối và dễ gây chấn thương.
  • Đánh tay nhịp nhàng theo bước chạy, giữ góc khuỷu tay khoảng 90 độ để tạo lực đẩy tự nhiên và giúp cơ thể giữ thăng bằng.

Xem thêm: Tư thế chạy bộ chuẩn mà bạn chưa biết

Cách chạy bộ không mệt là giữ khuỷu tay vuông góc, đánh nhịp theo bước chạy
Giữ khuỷu tay vuông góc, đánh nhịp theo bước chạy

3. Kiểm soát nhịp thở để duy trì sức bền

Một trong những yếu tố quan trọng giúp bạn chạy bộ không bị mệt là nhịp thở ổn định. Khi kiểm soát tốt hơi thở, cơ thể sẽ hấp thụ oxy hiệu quả hơn, giảm tích tụ CO₂ và hạn chế tình trạng hụt hơi hay mất sức.

Cách thở đúng khi chạy bộ

  • Thở bằng cơ hoành (thở bằng bụng): Hít sâu vào bằng mũi, cảm nhận bụng phình ra thay vì chỉ thở nông bằng ngực. Thở ra chậm bằng miệng, mím môi nhẹ để kiểm soát luồng khí. Cách này giúp tối ưu lượng oxy vào phổi, giảm căng thẳng cho cơ ngực, từ đó hạn chế mất sức khi chạy.
  • Điều chỉnh nhịp thở theo bước chạy: Áp dụng các nhịp thở phổ biến như 3:2 (hít vào ba bước, thở ra hai bước) khi chạy dài hoặc 2:1 khi chạy cường độ cao để giữ nhịp ổn định. Bạn cũng có thể linh hoạt thay đổi nhịp thở để phù hợp với cơ thể và địa hình chạy.
  • Thở mạnh khi chạy nước rút: Khi cần tăng tốc, hãy hít sâu vào bằng mũi và thở mạnh ra bằng miệng, tạo âm thanh “sss” để giải phóng CO₂ nhanh hơn và giúp cơ thể hấp thụ nhiều oxy hơn.

Bạn có thể xem hướng dẫn chi tiết hơn trong bài viết: Cách thở khi chạy bộ: 4 Kỹ thuật “vàng” tránh mất sức, đau xóc.

Kiểm soát nhịp thở khi chạy giúp bạn tăng sức bền là cách chạy bộ không mệt
Kiểm soát nhịp thở khi chạy giúp bạn tăng sức bền

4. Bắt đầu chậm, tăng tốc từ từ để tránh mất sức

Một sai lầm phổ biến khiến nhiều người nhanh mệt khi chạy bộ là khởi đầu quá nhanh. Nếu bạn dồn quá nhiều sức ngay từ đầu, cơ thể chưa kịp thích nghi sẽ dễ hụt hơi và mất sức sớm. Thông thường, cơ thể cần khoảng 3km chạy khởi động ban đầu để các khớp cơ được bôi trơn, những hormone giúp tăng hiệu suất vận động được tiết ra. Sau giai đoạn này, cơ bắp mới có thể hoạt động hết năng suất mà không bị căng cứng hay mệt mỏi sớm. Vì vậy, trong giai đoạn đầu, bạn nên chạy với pace chậm hơn 2-3 phút/km so với tốc độ mục tiêu. Ví dụ, nếu mục tiêu của bạn là chạy với pace 5:00 phút/km, hãy bắt đầu với pace khoảng 7:00 – 8:00 phút/km trong 5-10 phút đầu tiên để cơ thể làm quen.

Giai đoạn giữa và cuối, khi cơ bắp và nhịp thở đã ổn định, bạn có thể tăng dần tốc độ nhưng vẫn giữ kiểm soát nhịp thở. Một cách hiệu quả là áp dụng chiến thuật negative split, tức là chạy nửa sau nhanh hơn nửa đầu. Lịch sử đã chứng minh, những kỷ lục marathon thế giới đều được thiết lập bằng chiến thuật này:

  • Năm 2007, Haile Gebrselassie lập kỷ lục marathon thế giới với thời gian hai nửa chặng lần lượt là 62:2961:57.
  • Năm 2014, Dennis Kimetto phá kỷ lục với thành tích 2:02:57, trong đó nửa chặng sau nhanh hơn nửa chặng đầu.
  • Năm 2018, Eliud Kipchoge đạt kỷ lục 2:01:39, với nửa sau nhanh hơn 33 giây so với nửa đầu.

Nếu bạn cảm thấy hơi thở gấp gáp hoặc tim đập nhanh bất thường, hãy điều chỉnh lại tốc độ hoặc áp dụng nhịp thở 3:2 (hít vào ba bước, thở ra hai bước) để giữ ổn định. 

Bạn nên chạy chậm 1 chút ở 3km đầu tiên là cách chạy bộ không mệt
Bạn nên chạy chậm 1 chút ở 3km đầu tiên

5. Giữ nhịp chạy ổn định

Duy trì nhịp độ ổn định là cách chạy bộ không bị mệt giúp bạn tiết kiệm sứckéo dài thời gian chạy mà không bị mất hơi hoặc đuối sức quá sớm. Nếu chạy đường dài, hạn chế tăng giảm tốc độ thất thường, vì điều này có thể làm tim đập nhanh hơn mức cần thiết và tiêu hao nhiều năng lượng hơn.

Cách kiểm soát nhịp chạy:

  • Dùng đồng hồ chạy bộ để theo dõi pace và nhịp tim.
  • Lắng nghe cơ thể: Nếu thấy mệt, hãy giảm tốc độ một cách nhẹ nhàng thay vì đột ngột dừng lại.
Cách chạy bộ không mệt là giữ nhịp chạy ổn định 3-2 hoặc 2-1
Giữ nhịp chạy ổn định 3-2 hoặc 2-1

6. Lựa chọn trang phục và giày chạy phù hợp

Để chạy bộ không mệt và đạt hiệu quả tối ưu, trang phục và giày chạy cần đảm bảo thoải mái, hỗ trợ tốtphù hợp với điều kiện chạy cũng là cách chạy bộ không mỏi chân.

Chọn trang phục chạy bộ

  • Chất liệu: Nên chọn quần áo làm từ vải tổng hợp hoặc polyester giúp thấm hút mồ hôi tốt, nhanh khô, tránh bám dính khi chạy lâu. Hạn chế mặc đồ cotton vì dễ thấm nhưng khó khô, gây cảm giác bí bách.
  • Kiểu dáng: Quần áo nên có độ co giãn tốt, không quá bó sát nhưng cũng không quá rộng để tránh cản trở chuyển động.

Chọn giày chạy bộ phù hợp

  • Kích thước: Giày nên rộng hơn kích thước chân khoảng 0.5 – 1 cm để tránh chèn ép khi chạy lâu.
  • Hỗ trợ & độ đàn hồi: Chọn giày có đệm lót tốt, khả năng đàn hồi cao, giúp giảm tác động lên khớp gối và cổ chân, đặc biệt nếu bạn chạy đường dài.
  • Kiểu dáng bàn chân:
    • Bàn chân phẳng: Chọn giày có hỗ trợ vòm để giảm áp lực lên lòng bàn chân.
    • Bàn chân có vòm cao: Cần giày có đệm lót êm, hỗ trợ giảm chấn tốt hơn.
Lựa chọn trang phục chạy bộ phù hợp với địa hình, thời tiết và sở thích
Lựa chọn trang phục chạy bộ phù hợp với địa hình, thời tiết và sở thích

Xem thêm:

Cách chọn giày chạy bộ phù hợp với nhu cầu và hoàn hảo cho sức khỏe

Nữ chạy bộ nên mặc đồ gì? Gợi ý 10+ cách phối đồ thoải mái cho nữ

Nếu bạn đang tìm kiếm trang phục chạy bộ chất lượng với giá hợp lý, hãy tham khảo các Mẫu giày và quần áo chạy bộ tại Decathlon, chỉ từ 99.000 VND.

7. Uống nước đúng cách

Nước đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì năng lượng, ổn định thân nhiệthỗ trợ cơ bắp hoạt động khi chạy. Tuy nhiên, uống nước sai cách có thể khiến bạn nhanh mệt hoặc gặp tình trạng đau xóc hông.

Cách uống nước khi chạy bộ đúng cách:

  • Trước khi chạy: Uống khoảng 300-500ml nước trước khi chạy 30-60 phút, tránh uống ngay sát giờ chạy để không gây nặng bụng.
  • Trong khi chạy: Không nên uống quá nhiều cùng lúc, thay vào đó hãy nhấp từng ngụm nhỏ (khoảng 100-150ml mỗi 15-20 phút), nhất là khi chạy đường dài.
  • Sau khi chạy: Tiếp tục bổ sung nước để bù lại lượng mồ hôi mất đi. Nếu chạy lâu hoặc đổ nhiều mồ hôi, có thể bổ sung thêm nước điện giải để giúp cơ thể hồi phục nhanh hơn.
Bổ sung nước đúng cách giúp bạn chạy bộ không mệt
Bổ sung nước đúng cách khi chạy

8. Nghỉ hợp lý, đừng cố quá sức!

Việc duy trì nhịp độ luyện tập đều đặn rất quan trọng, nhưng nghỉ ngơi đúng cách là cách chạy bộ không bị mệt, đồng thời cũng là yếu tố quyết định giúp bạn tránh chấn thương, phục hồi nhanh và cải thiện sức bền.

Nguyên tắc nghỉ ngơi khi chạy bộ:

  • Lắng nghe cơ thể: Nếu cảm thấy quá mệt, hãy giảm tốc độ hoặc đi bộ vài phút để ổn định nhịp thở. Đừng ép bản thân tiếp tục chạy khi cơ thể chưa sẵn sàng.
  • Luyện tập đều đặn: Để nâng cao thể lực, bạn nên chạy ít nhất 3-4 lần/tuần, kết hợp với những ngày nghỉ để cơ bắp có thời gian hồi phục.
  • Tăng cường độ từ từ: Tránh đột ngột tăng tốc hoặc tăng quãng đường quá nhanh, hãy tăng dần cự ly và cường độ theo từng tuần để cơ thể thích nghi tốt hơn. Ví dụ: Nếu bạn mới bắt đầu, hãy chạy 3-5km với pace chậm trong 2-3 tuần đầu trước khi tăng quãng đường lên 6-8km. Với các runner có kinh nghiệm, bạn có thể áp dụng quy tắc 10% – tức là mỗi tuần chỉ tăng tối đa 10% quãng đường hoặc thời gian chạy để tránh quá tải.
  • Kết hợp với bài tập bổ trợ: Các bộ môn như tập gym, yoga, bơi lội hoặc bài tập core sẽ giúp tăng sức bền, giảm nguy cơ chấn thương và hỗ trợ quá trình hồi phục.

Xem thêm: Lịch chạy bộ khoa học cho người mới bắt đầu.

Nên kết hợp chạy bộ và các bài tập khác
Nên kết hợp chạy bộ và các bài tập khác

9. Tìm động lực chạy bộ 

Để biến chạy bộ thành thói quen lâu dài, bạn cần tìm cách giữ vững tinh thần và sự hứng khởi. Dưới đây là một số cách giúp bạn duy trì động lực khi chạy:

  • Nghe nhạc theo nhịp chạy: Những bài hát có tiết tấu từ 160-180 BPM (beats per minute) sẽ giúp bạn duy trì nhịp chân ổn định, hạn chế tình trạng loạng choạng hoặc xuống sức. Nếu chạy đường dài, bạn có thể chọn các bản nhạc nhẹ nhàng lúc đầu và tăng dần cường độ để tạo cảm giác hưng phấn khi về đích.
  • Đặt mục tiêu nhỏ, dễ đạt được: Thay vì ép bản thân phải chạy 5km ngay từ đầu, hãy bắt đầu với mục tiêu đơn giản hơn như “hôm nay chạy 10 phút không nghỉ” hoặc “chạy 2km mà không mất nhịp thở.” Khi đạt được những cột mốc nhỏ, bạn sẽ có động lực chinh phục những thử thách lớn hơn.
  • Tham gia nhóm chạy hoặc tìm bạn đồng hành: Nếu chạy một mình dễ khiến bạn nản chí, hãy tham gia một câu lạc bộ chạy bộ hoặc rủ bạn bè cùng luyện tập. Chạy với người khác giúp bạn có trách nhiệm hơn với lịch tập, đồng thời tạo thêm niềm vui khi cùng nhau chinh phục từng cột mốc mới.
  • Ghi chép lại hành trình chạy bộ: Sử dụng các ứng dụng như Strava, Garmin hay Nike Run Club để theo dõi thành tích. Việc nhìn thấy sự tiến bộ qua từng ngày sẽ giúp bạn có thêm động lực tiếp tục rèn luyện.
Bạn bè, gia đình sẽ là những người bạn giúp duy trì thói quen chạy bộ
Bạn bè, gia đình sẽ là những người bạn giúp duy trì thói quen chạy bộ

10. Chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý

Chạy bộ không chỉ là bài tập thể chất mà còn đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng về dinh dưỡng và nghỉ ngơi để duy trì thể lực và tránh chấn thương.

  • Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng: Một chế độ ăn cân bằng với protein, carbohydrate và chất béo lành mạnh sẽ giúp bạn có đủ năng lượng để chạy bộ mà không bị kiệt sức. Trước khi chạy khoảng 30-60 phút, bạn có thể ăn nhẹ với chuối, bánh mì nguyên cám hoặc yến mạch để duy trì sức bền.
  • Uống nước đúng cách: Cung cấp đủ nước trước, trong và sau khi chạy để tránh mất nước và mệt mỏi. Nếu chạy dưới 60 phút, chỉ cần uống nước lọc; còn nếu chạy lâu hơn, có thể bổ sung nước điện giải để cân bằng khoáng chất.
  • Ngủ đủ giấc: Giấc ngủ giúp cơ thể phục hồi và tái tạo cơ bắp sau mỗi buổi chạy. Nếu thường xuyên ngủ không đủ, bạn sẽ dễ cảm thấy uể oải và giảm hiệu suất chạy bộ. Hãy cố gắng duy trì 7-9 tiếng ngủ mỗi đêm để đảm bảo cơ thể luôn ở trạng thái tốt nhất.
Chú ý bổ sung dinh dưỡng hợp lý
Chú ý bổ sung dinh dưỡng hợp lý

Hi vọng hướng dẫn cách chaỵ bộ không mệt được chia sẻ bên trên sẽ giúp bạn duy trì sức bền và tận hưởng trọn vẹn hành trình chạy bộ. Hãy bắt đầu với tốc độ phù hợp, tập luyện đều đặn và đừng quên lựa chọn trang phục, giày chạy chất lượng từ Decathlon để có những bước chạy nhẹ nhàng và hiệu quả hơn!

  • blog voucher April

,
new arrivals 2025