Đối với những người mới bắt đầu tập luyện Tennis, việc hiểu rõ cơ bản về kỹ thuật, chiến thuật và các nguyên tắc luyện tập là chìa khóa để phát triển kỹ năng một cách hiệu quả. Hãy bắt đầu hành trình tập luyện của bạn bằng cách đánh Tennis cho người mới tập chi tiết và hiệu quả nhất qua bài viết dưới đây.
1. Cách khởi động trước khi tham gia chơi Tennis
Một trong những cách để tối đa hóa hiệu quả trận đấu Tennis của bạn chính là khởi động trước khi tham gia chơi Tennis. Điều này không chỉ giúp bạn có thể kịp thời thích nghi được cường độ vận động của trận đấu mà còn giảm thiểu tình trạng chấn thương trong quá trình chơi.
Bước 1: Khởi động phần thân trên
Các bài tập khởi động thân trên sẽ chiếm khoảng từ 5 – 7 phút cho mỗi lần tập. Bạn có thể thực hiện các động tác nhẹ nhàng như là:
- Xoay khớp cổ tay, vòng tròn cánh tay theo chiều và ngược chiều kim đồng hồ và ngược chiều kim đồng hồ: 2 phút
- Xoay khớp cổ: 2 – 3 phút
- Các động tác lườn: 2 – 3 phút
- Xoay khớp lưng: 2 – 3 phút
Bước 2: Khởi động các khớp chân
Sau khi thực hiện các động tác thân trên, bạn sẽ tiến hành thực hiện các bài động tác thân dưới. Bạn cần chú trọng khởi động tập trung phần chân và đùi vì bạn sẽ phải chạy rất nhiều trong trận đấu Tennis. Một số bài tập quan trọng bạn cần lưu ý là:
- Đi bộ nhịp độ nhanh: 4 – 5 phút
- Nhảy Squat: 3 – 4 phút
2. Cách cầm vợt khi chơi Tennis
Trong Tennis, “forehand” và “backhand” là hai loại cú đánh chủ yếu được thực hiện bằng cách sử dụng vợt. Forehand:
Backhand:
|
Một trong những bước quan trọng để bạn có thể chơi Tennis là thành thạo cách cầm vợt. Chỉ khi bạn cầm vợt đúng, cách đánh Tennis của bạn mới đúng kỹ thuật và có thể chiến thắng được. Một số cách cầm vợt khi chơi Tennis như sau:
2.1. Kiểu cầm vợt Continental Forehand (Thuận tay trong)
Kiểu cầm vợt Tennis Continental được áp dụng khi thực hiện các cú giao bóng, volley, overhead, cắt và cú đánh phòng thủ. Trong kiểu cầm này, quan trọng là đặt khớp gốc trỏ lên mặt trên cùng cán vợt, đặc biệt là đối với người chơi thuận tay trái, họ sẽ đặt gốc khớp ngón tay trỏ lên cạnh số 4.
>> Xem thêm: hướng dẫn kiểu cầm vợt Continental Forehand: THE CLASSIC CONTINENTAL FOREHAND
2.2. Kiểu cầm vợt Eastern Forehand (Thuận tay phía Đông)
Kiểu cầm vợt Eastern có một số phương pháp phổ biến để xác định vị trí của tay, như đặt bàn tay lên mặt lưới và sau đó trượt xuống cán vợt, hoặc đặt vợt sấp xuống bàn, nhắm mắt và nhặt lên hoặc bắt tay với vợt.
Đặc biệt, bạn cũng có thể cầm vợt theo kiểu Continental và xoay tay theo chiều kim đồng hồ (hoặc ngược chiều kim đồng hồ nếu bạn là người thuận tay trái), sao cho khớp gốc của ngón trỏ trượt xuống một cạnh xiên.
>> Xem thêm: hướng dẫn kiểu cầm vợt Eastern Forehand.
2.3. Kiểu cầm vợt Western Forehand (Thuận tay kiểu phía Tây)
Để áp dụng kiểu cầm Western, bạn bắt đầu từ kiểu cầm Semi-Western và điều chỉnh bằng cách xoay khớp ngón trỏ thêm một cạnh xiên theo chiều kim đồng hồ (hoặc ngược chiều kim đồng hồ nếu bạn là người thuận tay trái).
Khi đó, ngón trỏ sẽ được đặt dưới đáy cán vợt. Kiểu cầm này thường được ưa chuộng bởi những người chơi chuyên nghiệp trên sân đất nện.
>>Xem thêm: Hướng dẫn kiểu cầm vợt Western Forehand
2.4. Kiểu cầm vợt Semi – Western Forehand (Bán thuận tay kiểu phương Tây)
Từ kiểu cầm vợt Eastern forehand, việc di chuyển khớp ngón trỏ thêm một cạnh theo chiều kim đồng hồ là cách bạn có thể có kiểu cầm vợt semi-Western chính xác.
Người chơi Tennis chuyên nghiệp, đặc biệt là những người thích chơi ở phần cuối sân, thường sử dụng kiểu cầm vợt này, và đây cũng là vị trí cầm vợt mà nhiều HLV khuyến khích người chơi sử dụng nhất hiện nay.
Xem thêm: Hướng dẫn kiểu cầm vợt Semi – Western Forehand
2.5. Kiểu cầm vợt Eastern Backhand (Trái tay phía Đông)
Để có kiểu cầm vợt Eastern backhand đúng chuẩn, bạn di chuyển khớp ngón trỏ một cạnh theo chiều ngược kim đồng hồ từ kiểu Continental, đặt nó lên trên cùng của cán vợt. Khi cây đinh chạm vào gốc khớp ngón trỏ, nó sẽ đi thẳng qua trực tiếp tâm cán vợt.
>>Xem thêm: Hướng dẫn kiểu cầm vợt Eastern Backhand
2.6. Kiểu cầm vợt Extreme Eastern hay Semi-Western Backhand (Bán trái tay phía Tây)
Để cầm vợt backhand theo kiểu Western forehand, bạn cần di chuyển khớp gốc ngón trỏ một cạnh ngược chiều kim đồng hồ từ kiểu Eastern backhand. Đây là một kiểu cầm vợt phổ biến trong số những người có sức khỏe tốt, kỹ thuật thành thạo và thường được giảng dạy tại các lớp học Tennis nâng cao.
Xem thêm: Hướng dẫn kiểu Semi-Western Backhand Grip
2.7. Kiểu cầm vợt Tennis Two-Handed Backhand (Backhand hai tay)
Kiểu cầm vợt Backhand là một phong cách khá phổ biến. Cách thực hiện tối ưu cho kiểu chơi này là giữ vợt bằng tay thuận theo kiểu Continental và đặt tay không thuận theo kiểu semi-Western forehand.
>> Xem thêm: Hướngdẫn kiểu cầm vợt Two-Handed Backhand Grip | Tennis
Ưu điểm | Nhược điểm | |
Kiểu cầm vợt Continental Forehand |
|
|
Kiểu cầm vợt Eastern Forehand |
|
|
Kiểu cầm vợt Western Forehand |
|
|
Kiểu cầm vợt Semi – Western Forehand |
|
|
Kiểu cầm vợt Eastern Backhand |
|
|
Kiểu cầm vợt Extreme Eastern hay Semi-Western Backhand |
|
|
Kiểu cầm vợt Backhand hai tay |
|
|
3. Cách phát bóng khi chơi Tennis
Kỹ thuật phát bóng Tennis là một trong những kỹ thuật cơ bản nhưng rất quan trọng, đòi hỏi mọi người chơi phải học và dành thời gian luyện tập.
3.1. Flat serve (Giao bóng thẳng)
Đây là cú giao bóng thẳng trực tiếp về phía đối thủ. Kỹ thuật này nổi bật với cú đánh nhanh, lực mạnh và thường được áp dụng trong giao bóng Tennis lần một. Để thực hiện cách giao bóng này, bạn cần giữ vợt vuông góc khi tiếp xúc với bóng, tạo điều kiện để bóng bay thẳng.
Lúc này, tốc độ cao của quả giao bóng sẽ tạo khó khăn cho đối thủ trong việc đánh trả. Do đó, phong cách phát bóng này giúp người chơi dễ dàng kiếm điểm trực tiếp và là một kỹ thuật thích hợp cho người mới bắt đầu. Tuy nhiên, thực tế cho thấy rằng kỹ thuật phát bóng thẳng này mang theo rủi ro lỗi giao bóng cao và không phù hợp cho những người có chiều cao khiêm tốn.
>> Xem thêm: Hướng dẫn cách giao bóng thẳng
3.2. Slice serve (Giao bóng xoáy ngang)
Với kỹ thuật giao bóng xoáy ngang, bóng sẽ đi chéo sang phía bên kia sân sau khi chạm đất, đẩy đối phương ra ngoài và mở ra cơ hội cho người chơi tạo điểm khi đánh bóng vào góc sân trống. Cách thực hiện này bao gồm việc vuốt bóng từ phía bên phải và đẩy bóng đi, với tay vươn từ phải sang trái một chút.
Lợi ích của giao bóng xoáy ngang là bóng nảy thấp, có xu hướng đi vào cơ đối thủ, dễ đẩy đối thủ ra khỏi sân, và đặc biệt, ít gây ra lỗi giao bóng. Tuy nhiên, đây là một kỹ thuật cơ bản và dễ dàng để đối thủ phản ứng khi trả giao bóng.
>> Xem thêm: Hướng dẫn cách giao bóng xoay ngang
3.3. Topspin serve (Giao bóng xoáy sâu)
Giao bóng xoáy sâu là cú giao bóng được thực hiện với lực mạnh, thường được sử dụng trong cú chốt hạ. Với kỹ thuật này, quả bóng có độ nảy cao, vô cùng ổn định và tạo ra sự khó khăn cho đối thủ khi phải trả bóng.
Tuy nhiên, nếu đối thủ có khả năng trả bóng ngay sau khi bóng chạm đất, hiệu quả của cú giao bóng này không đáp ứng tốt nên người chơi cũng cần cải thiện khả năng dự đoán đường bóng.
>> Xem thêm: Hướng dẫn cách giao bóng xoáy sâu
3.4. Kick serve (Giao bóng xoáy đổi hướng)
Trong kỹ thuật phát bóng Tennis xoáy đổi hướng, quả bóng sẽ nảy lên ngược với hướng bay sau khi chạm đất. Người chơi thực hiện cú vuốt bóng từ dưới lên cao, di chuyển từ vị trí 8 giờ đến 1 – 2 giờ trên mặt đồng hồ (nếu coi mặt bóng như mặt đồng hồ).
Bóng nảy cao, tạo ra thời gian lớn cho người chơi giao bóng lên lưới và làm đối thủ gặp khó khăn khi trả bóng. Tuy nhiên, kỹ thuật này khá khó và yêu cầu nhiều thời gian để tập luyện.
>> Xem thêm: Hướng dẫn giao bóng xoáy đổi hướng
4. Cách di chuyển khi chơi Tennis
Có 4 phong cách cơ bản của kỹ thuật di chuyển trong Tennis, và người chơi có thể linh hoạt áp dụng chúng cho các tình huống bóng khác nhau:
4.1. Shuffle steps (Chạy ngang)
Bước di chuyển ngang, một trong những kỹ thuật di chuyển phổ biến nhất trong Tennis, đòi hỏi người chơi di chuyển song song với lưới. Trong quá trình di chuyển ngang, quan sát chăm chỉ đối thủ và quả bóng là rất quan trọng. Ngoài ra, việc sử dụng kỹ thuật di chuyển ngang giúp bạn dễ dàng ước lượng số bước di chuyển đến quả bóng, thường là khoảng 4 – 6 bước để đi hết chiều ngang sân.
Một ưu điểm khác là khi thực hiện kỹ thuật di chuyển ngang và dừng lại để đánh bóng, bạn sẽ đứng trong tư thế mở ra – đây là tư thế phổ biến nhất trong Tennis hiện đại. Sau đó, quan trọng là chọn đúng thời điểm để xoay người và vung vợt.
>> Xem thêm: Hướng dẫn cách chạy ngang trong tennis
4.2. Crossbehind steps (Chạy đan chân về phía sau)
Chạy đan chân về phía sau trong tennis thường được mô tả như một cách chạy đúng kỹ thuật để đáp ứng một quả bóng tennis đối với người chơi ở vị trí sân đối diện.
Khi đối thủ đánh một cú trái bóng (forehand), việc chạy đan chân về phía sau giúp người chơi có thể dễ dàng di chuyển về phía sau và chuẩn bị cho cú đánh tiếp theo một cách hiệu quả.
>> Xem thêm: Cách chạy đan chân về phía sau trong tennis
4.3. Crossover steps (Di chuyển ngang)
Crossover steps (di chuyển ngang) trong tennis là một phương pháp di chuyển chủ yếu được sử dụng để nhanh chóng chuyển đổi vị trí theo phương ngang và bắt kịp với quả bóng. Người chơi cần chạy với bước chân về phía sau để nhanh chóng đến vị trí chuẩn bị đánh bóng hoặc trở về vị trí ban đầu.
>> Xem thêm: Cách di chuyển ngang trong tennis
4.4. Adjustment steps (Di chuyển điều chỉnh)
Là một bước di chuyển điều chỉnh nhằm giảm tốc độ khi tiếp cận điểm đánh bóng, tăng độ chính xác của khoảng cách giữa bạn và quả bóng, từ đó, giúp bạn đánh bóng chính xác hơn. Đây là một kỹ thuật di chuyển trong Tennis thường được các tay vợt chuyên nghiệp áp dụng thường xuyên.
>> Xem thêm: Cách di chuyển điều chỉnh trong tennis
5. Cách bắt lưới khi chơi Tennis (Volley)
Cú vô lê trong quần vợt (Volley) là cú đánh trong đó bóng được đánh trước khi nảy xuống đất. Nói chung, người chơi đánh một cú vô lê khi đứng gần lưới, mặc dù nó có thể được thực hiện ở xa hơn, ở giữa sân quần vợt hoặc thậm chí gần đường cuối sân. |
Kỹ năng vô lê (bắt lưới) được coi là một kỹ thuật khó trong quần vợt, đặc biệt là đối với người chơi không chuyên nghiệp. Trong quần vợt, kỹ năng vô lê được chia thành ba loại chính: volley nhấn, volley chặn và volley bạt (swing volley).
>> Xem thêm: Kỹ năng vô lê bắt lưới khi chơi tennis
Bước 1: Điều chỉnh chân và thế đứng
Để di chuyển hiệu quả bạn nên hạ trọng tâm càng thấp càng tốt, mở rộng chân và gập gối, chiều rộng giữa hai chân tối thiểu bằng chiều dài của cây vợt Tennis.
Đồng thời, trong suốt quá trình hạ trọng tâm, bạn cần liên tục thực hiện các bước dặm nhỏ tại chỗ để cơ thể luôn trong trạng thái sẵn sàng phản ứng với các pha trả cầu ngược lại từ phía đối thủ, từ đó, có đủ thời gian để di chuyển và kịp thời bắt volley để ghi điểm.
Bước 2: Xác định thời điểm bắt lưới
Thời điểm tốt nhất để xuất phát lên lưới là ngay trước khi đối thủ chạm bóng hoặc tốt hơn hết là vào thời điểm đối phương đánh vào bóng. Nói cách khác, bạn hãy di chuyển khi người trả bóng tập trung vào việc đánh trúng bóng như thế đối phương sẽ không để ý đến việc di chuyển của bạn. Sau khi xác định được thời điểm, bạn tiến hành di chuyển tay và cơ thể để thực hiện các cú volley.
Bước 3: Hướng di chuyển và động tác tay khi thực hiện các cú volley
Kỹ năng bắt lưới trong Tennis liên quan đến cả việc di chuyển và thực hiện cú đánh trả bóng. Khi bắt lưới, người chơi cần phải thực hiện cú đánh trả bóng một cách chính xác để chuyển bóng về phía đối thủ.
Để thực hiện điều này, vận động viên cần đánh trả bóng từ vị trí ở phía trên đầu hoặc trên vai để tạo ra một lực đẩy mạnh mẽ, đưa bóng quay trở lại phía đối thủ.
1 – Bắt lưới Tennis thuận tay (Volley Forehand)
Khi di chuyển, bạn cần đảm bảo mỗi lần chuyển từ một bên và tiến lên phía trước. Thường người chơi Tennis có xu hướng di chuyển ngang, đặc biệt là khi họ đứng quá gần lưới. Bằng cách tiến lên phía trước, bạn có thể tận dụng đà của cơ thể để tác động mạnh mẽ vào quả bóng, tăng cơ hội đánh ra một cú volley khó cho đối thủ.
Đưa vợt và mũi chân chếch 45॰ theo hướng quả bóng, sau đó di chuyển thân người và trọng tâm vào quả bóng. Lưu ý rằng việc không mở rộng tay quá mức sẽ giảm nguy cơ chấn thương vai và giúp đảm bảo tiếp xúc bóng đúng thời điểm. Nhờ vậy, hiệu quả đánh bóng của bạn sẽ cao hơn.
Giữ tư thế sẵn sàng theo sau cú áp sát lưới hoặc bất cứ khi nào bạn tiến lên lưới. Điều này sẽ giúp bạn volley một cách chính xác. Khi nhận thấy đối thủ thực hiện cú đánh trả, hãy chuẩn bị sẵn sàng cho hai tình huống: đối thủ đánh hay lốp ra sau. Trước khi đối thủ đánh, nhấc gót chân khỏi mặt đất để có thể di chuyển tới trước để vô-lê. Hoặc khi bạn xoay và lùi lại để đón cú lốp.
Nếu đối thủ thực hiện cú tấn công vào cuối sân, hãy bước chéo về phía trước gần trụ lưới để đánh vào bóng. Hãy nhớ rằng càng gần lưới, bạn càng dễ dàng dứt điểm. Nếu bạn di chuyển song song với lưới, bóng đánh chéo góc sắc bén sẽ đi xa bạn hơn.
2 – Bắt lưới Tennis trái tay (Volley Backhand)
Nguyên tắc cơ bản của cú volley ở đây giống với cú volley quả phải. Một điểm khác biệt là khi bạn bước tới trước để chạm bóng, hãy tập trung vào việc sử dụng khớp đốt ngón tay hướng ra ngoài để chặn bóng, thay vì lòng bàn tay. Đồng thời, cánh tay không đánh bóng có thể hỗ trợ bằng cách đặt nó gần cổ vợt khi lấy đà ra sau. Tuy nhiên, giữ bàn tay này ở cùng một độ cao với cùi chỏ, ngoài xa thân người, để mặt vợt luôn thẳng hàng với quả bóng, không ngả ra sau.
Khi bóng rời khỏi vợt đối thủ, hãy quay vai của cánh tay đánh bóng về phía lưới và chuyển từ kiểu cầm vợt Eastern Forehand sang Eastern Backhand. Sau đó, di chuyển chéo về phía trước và chạm bóng trước thân người khoảng từ 15cm đến 25cm ở mức ngang mắt. Trọng lượng của cơ thể chuyển từ chân sau sang chân trước khi chạm bóng, và đầu vợt giữ hướng lên trên, với động tác kết thúc cao. Để tạo ra lực trong cú đánh này, hãy duỗi cơ thể về phía trước và giữ cánh tay đánh bóng duỗi ra, tránh gập cùi chỏ và ném đầu vợt về phía bóng.
Khi thực hiện cú bắt lưới trong Tennis, người chơi sẽ chạm bóng ở mặt trước thân người, tương tự như cú đánh cuối sân với quả phải và quả trái, nhưng thường bóng sẽ được đánh hơi cao hơn so với cú cuối sân. Mục tiêu là giữ vợt và bóng ở độ cao tương đồng khi đánh bóng, điều này có nghĩa là cú volley thấp có thể trở nên khó khăn.
6. Cách đập bóng khi chơi Tennis
Kỹ thuật đập bóng (Smash) trong tennis là một cú đánh mạnh được thực hiện khi bóng đưa lên cao, thường sau một cú giao bóng hoặc một loạt các cú đánh lên cao từ đối thủ. Đây thường được xem là cú đánh cuối cùng để kết thúc điểm, đặc biệt khi bóng bay lên ở phía trước sân và tạo cơ hội cho một cú đập mạnh.
>> Xem thêm: Cách đập bóng khi chơi tennis
Bước 1: Tư thế thủ
Để bắt đầu, bạn cần đặt 2 chân mở rộng bằng vai, hướng về phía trước, và đầu hướng xuống. Hãy giữ cơ thể thoải mái để sẵn sàng cho mọi cú đánh và giảm tình trạng căng thẳng hoặc bị cứng tay. Điều này có thể giúp bạn hạn chế được các chấn thương và linh hoạt hơn khi đánh bóng.
Bước 2: Mở vợt
Di chuyển bước chân và đưa vợt về phía sau sao cho vợt đứng cao hơn đầu một chút, và hãy giữ ánh nhìn hướng lên trên.
Bước 3: Tiếp xúc bóng
Hãy cố gắng chọn điểm tiếp xúc ở góc 1 giờ trên mặt vợt vì việc này sẽ tạo ra lực và hướng di chuyển tốt nhất cho quả bóng.
Bước 4: Kết thúc bóng
Sau khi tiếp xúc với bóng, bạn chỉ cần nghiêng vợt và hạ vai để hoàn tất động tác.
7. Kinh nghiệm luyện tập đánh Tennis cho người mới
Dưới đây là 5 kinh nghiệm luyện tập đánh Tennis có thể giúp bạn cải thiện được hiệu suất chơi Tennis một cách hiệu quả. Cụ thể:
1 – Luyện tập đánh Tennis 2 – 3 lần/tuần
Việc luyện tập đánh Tennis 2 – 3 lần mỗi tuần giúp duy trì và phát triển kỹ năng, đồng thời, tạo điều kiện cho cơ bắp phục hồi. Quan trọng nhất là người chơi cần linh hoạt điều chỉnh tần suất tùy thuộc vào cảm nhận cá nhân và tình trạng cơ bắp, tránh quá tải gây chấn thương.
2 – Xem lại lối chơi sau mỗi trận đấu
Khi xem lại video từ mỗi trận đấu, người chơi nên tập trung vào việc nhận diện các động tác, vị trí trên sân, và phản ứng trong từng tình huống. Việc này giúp xác định những điểm cần cải thiện và xây dựng chiến lược đối đầu hiệu quả hơn. Nhờ đó, người chơi có thể cải thiện được kĩ thuật của mình ở những trận đấu tiếp theo.
3 – Học hỏi kinh nghiệm từ đối thủ và người hướng dẫn
Học hỏi từ đối thủ và người hướng dẫn không chỉ mang lại kiến thức chiến thuật mà còn tăng cường sự hiểu biết về chiến thuật và kỹ thuật chơi Tennis. Với người mới thì học hỏi trực tiếp trên sân từ đối thủ và người hướng dẫn là cách nâng cao trình độ nhanh chóng và trực quan nhất. Bạn cũng chú ý quan sát và tập trung mỗi khi được chơi với những người giàu kinh nghiệm hơn mình, để ý và bắt chước các kỹ thuật phù hợp.
4 – Có khoảng nghỉ 5 – 10 phút sau mỗi trận đấu
Khoảng nghỉ 5 – 10 phút sau mỗi trận đấu là cơ hội để cơ bắp hồi phục, giảm căng thẳng và tăng khả năng đối mặt với các trận đấu tiếp theo. Bạn cũng có thể bù nước và ăn nhẹ để cải thiện thể chất sau trận đấu.
5 – Không để bụng quá đói hoặc quá no trước trận đấu
Tránh để bụng quá đói hoặc ăn quá no trước khi thi đấu để hạn chế tình trạng khó chịu và có thể giữ cho thể trạng ổn định. Một bữa ăn nhẹ, giàu nước và cung cấp đủ chất dinh dưỡng là quan trọng để duy trì sức khỏe và năng lượng trong suốt trận đấu. Ngoài ra, người chơi cũng cần hạn chế uống quá nhiều nước trước khi chơi để tránh tình trạng xóc bụng.
Việc luyện tập Tennis không chỉ mang lại những lợi ích về sức khỏe mà còn là hành trình trải nghiệm và phát triển bản thân. Bằng cách hiểu rõ cách đánh Tennis cho người mới tập bao gồm: các kỹ thuật cơ bản, tập trung vào chiến thuật chơi, và duy trì những nguyên tắc luyện tập đúng đắn, người mới tập Tennis có thể dần dần xây dựng nền tảng cho sự tiến bộ trong môn thể thao này.