[Góc nhìn chuyên gia] Chạy bộ không mang giày: Lợi ích và rủi ro tiềm ẩn

Chạy bộ không mang giày hiện vẫn đang là một trong những vấn đề gây nhiều tranh cãi giữa các runners bởi các lợi ích cũng như rủi ro mà nó có thể mang đến. Cùng Decathlon tham khảo ngay những đánh giá từ phía chuyên gia để có được kết luận chính xác nhất về cách thức luyện tập này nhé!

Lợi ích Rủi ro
  • Hỗ trợ tạo tư thế chạy chuẩn.Giúp giảm căng thẳng, tăng sự thoải mái cho đôi chân.
  • Giảm nguy cơ chấn thương do tiếp đất sai.Kích thích cải thiện tuần hoàn máu.
  • Tăng cường trí nhớ.
  • Dễ dàng bứt tốc khi cần.Tăng khả năng giữ thăng bằng khi di chuyển.Tối ưu chi phí.
  • Dễ gặp chấn thương và các bệnh xương khớp.
  • Có thể bị nhiễm trùng.
  • Gây mụn cóc.
  • Gây viêm gân Achilles.

1. 8 Lợi ích nổi bật khi chạy bộ không mang giày

1.1. Tạo tư thế chạy chuẩn

Chạy bộ bằng chân trần có thể giúp bạn tiếp đất đúng cách và điều chỉnh tư thế chạy của bản thân chuẩn xác hơn. 

Theo Hiệp hội Y khoa Bàn chân Hoa Kỳ, người chạy bằng chân trần có  tiếp xúc bằng nửa bàn chân trước (phần đệm mũi của bàn chân) thay vì bằng gót.

Bên cạnh đó, khi chạy không mang giày, các bước chạy của bạn thường ngắn và gọn hơn. Điều này giúp điều chỉnh trọng tâm cơ thể, tăng độ cong ở phần đầu gối và tạo điều kiện cho các khớp hấp thụ lực tốt hơn để bạn có tư thế chạy chính xác.

Chạy chân trần giúp tạo thế chuẩn dễ dàng hơn
Chạy chân trần giúp tạo thế chuẩn dễ dàng hơn – Nguồn: Internet

1.2. Giảm căng thẳng, tăng sự thoải mái

Việc để lòng bàn chân tiếp xúc trực tiếp với đất sẽ kích thích giải phóng hormone hạnh phúc endorphin và làm giảm hormone gây căng thẳng cortisol, từ đó giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn. 

Theo nhiều nghiên cứu, việc đi chân trần giúp giải tỏa căng thẳng hiệu quả đến 62% so với khi chạy bộ hoặc đi bộ mang theo giày thông thường. 

Chạy bộ không mang giày có thể giúp giảm căng thẳng
Chạy bộ không mang giày có thể giúp giảm căng thẳng – Nguồn: Internet

1.3. Giảm nguy cơ chấn thương do chạy sai tư thế

Theo các nhà khoa học của Đại học Granada và Jaén, việc chạy chân trần đúng cách có thể giảm nguy cơ chấn thương, bất kể người chạy ở tốc độ nào. 

Khẳng định của Liebermann và nhóm các nhà nghiên cứu của ông trên Sportsinjuryclinic cũng đề cập rằng những người chạy bộ chân trần thường tiếp đất bằng lòng bàn chân hoặc nửa bàn chân trước.

Đây là tư thế tiếp đất đúng, giúp điều phối lực hợp lý, hạn chế các tình trạng đau nhức, chấn thương đầu gối và xương cẳng chân. Trong khi đó, có đến 75% những người chạy mang giày lại có xu hướng tiếp đất sai bằng gót chân – điều cấm kỵ khi chạy.

chạy bộ bằng chân trần có xu hướng ít gặp các chấn thương do sai tư thế
Người chạy bộ bằng chân trần có xu hướng ít gặp các chấn thương do sai tư thế – Nguồn: Internet

1.4. Cải thiện hệ tuần hoàn máu

Tiến sĩ Miguel Cunha, Bác sĩ chuyên khoa chân Gotham Footcare khẳng định, khi để chân trần tiếp đất di chuyển có thể làm tăng tuần hoàn máuhỗ trợ tích cực cho các vấn đề tim mạch

Thông thường, khi mang giày bàn chân sẽ bị cố định tư thế theo form giày. Ngược lại, khi “được giải phóng” khỏi sự ràng buộc của đôi giày, bàn chân của bạn có điều kiện chuyển động co duỗi đa chiều và linh hoạt hơn. Điều này sẽ kích thích quá trình lưu thông máu, hỗ trợ điều trị chứng giãn tĩnh mạch và một số vấn đề sức khỏe khác liên quan. 

Để bàn chân tiếp xúc với mặt đất khi chạy có thể mang đến nhiều tác động tích cực cho hệ tuần hoàn
Để bàn chân tiếp xúc với mặt đất khi chạy có thể mang đến nhiều tác động tích cực cho hệ tuần hoàn – Nguồn: Internet

1.5. Tăng cường trí nhớ

Theo một nghiên cứu của Tiến sĩ Ross Alloway và các cộng sự tại Đại học North Florida đã khẳng định trí nhớ con người có thể làm việc tốt hơn khi chạy bằng chân trần. Kết quả nghiên cứu cho thấy nhóm những người chạy bộ không sử dụng giày có sự gia tăng đến 16% hiệu suất trí nhớ

Trong khi đó, những người chạy mang giày thông thường thì không có sự thay đổi đáng kể nào. Nguyên nhân lý giải cho điều này là do việc để chân tiếp xúc với mặt đất có thể điều hòa nhịp tim và các huyệt đạo ở gan bàn chân, kích thích hiệu quả đến chức năng hoạt động của hệ thần kinh.

Các runner không mang giày khi chạy bộ thường có xu hướng cải thiện trí nhớ tốt hơn
Các runner không mang giày khi chạy bộ thường có xu hướng cải thiện trí nhớ tốt hơn – Nguồn: Internet

1.6. Dễ bứt tốc

Như kết luận của Hiệp hội Y khoa Bàn chân Hòa Kỳ vừa được đề cập ở trên, chúng ta biết rằng không mang giày khi chạy thường giúp bàn chân dễ dàng tiếp đất đúng cách hơn (với nửa bàn chân trước). Tư thế này không chỉ an toàn mà còn tạo sự chủ động cho người chạy trong những pha bứt tốc. 

Chạy chân trần tạo điều kiện thuận lợi cho các pha bứt tốc
Chạy chân trần tạo điều kiện thuận lợi cho các pha bứt tốc – Nguồn: Internet

1.7. Tăng khả năng giữ thăng bằng

Giáo sư Patrick McKeon của Trường Khoa học Y tế và Hiệu suất Con người (Đại học Ithaca) khẳng định việc di chuyển bằng chân trần có thể cải thiện đáng kể khả năng giữ thăng bằng. 

Để giải thích cho điều này, chúng ta có thể hiểu rằng khi đi chân trần hoặc dùng các đôi giày tối giản, đế mềm và mỏng sẽ làm tăng cảm giác ở lòng bàn chân.

Điều đó giúp con người cảm nhận mặt đất tốt hơn, cung cấp được nhiều thông tin cho bộ não để ngăn ngừa tình trạng té ngã, đồng thời chủ động xử lý các tình huống trên các con đường đòi hỏi sự tập trung cao để quan sát như đường có nhiều ổ gà, chướng ngại vật,…

Chạy chân trần giúp bạn giữ thăng bằng tốt hơn
Chạy chân trần giúp bạn giữ thăng bằng tốt hơn – Nguồn: Internet

1.8. Tối ưu chi phí

Khi bạn lựa chọn chạy bộ bằng chân trần nhiều hơn nghĩa là bạn có xu hướng ít sử dụng giày thể thao khi chạy và điều này có thể giúp bạn tiết kiệm đến bất ngờ. 

Chạy bộ chân trần giúp tiết kiệm chi phí
Chạy bộ chân trần không yêu cầu người tập luyện đầu tư mua sắm giày thể thao quá nhiều, giúp tiết kiệm chi phí – Nguồn: Internet

2. 3+ Những rủi ro khi chạy bộ không mang giày

Không thể phủ nhận rằng chạy bộ không mang giày có khá nhiều lợi ích, song bên cạnh đó điều này cũng tồn tại một số rủi ro nhất định. Cụ thể như: 

2.1. Dễ chấn thương và gặp các bệnh xương khớp

Khi chạy bộ không mang giày, bàn chân của bạn sẽ tiếp xúc trực tiếp với các chướng ngại vật trên đường nên dễ bị trầy xước, bong tróc hoặc vật sắc nhọn cắt vào gây chảy máu. Bên cạnh đó, nếu đi chân trần trên các vỉa hè, bề mặt đường nhựa vào trời nóng hoặc trời giá rẻ cũng có thể gây bỏng nóng/lạnh lòng bàn chân và kéo theo các bệnh xương khớp.

Chân có thể bị chấn thương khi chạy không có giày
Chân có thể bị chấn thương khi chạy không có giày – Nguồn: Internet 

2.2.  Gây nhiễm trùng do vi khuẩn, nấm xâm nhập

Chạy chân trần sẽ tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, nấm ngoài môi trường tiếp xúc với bàn chân. Nếu chẳng may va chạm các vật sắc nhọn tạo vết thương hở, chúng sẽ thâm nhập và gây nhiễm trùng.

Vi khuẩn, nấm tiếp có thể thâm nhập qua các vết thương hở trên bàn chân gây nhiễm nấm, nhiễm trùng
Vi khuẩn, nấm tiếp có thể thâm nhập qua các vết thương hở trên bàn chân gây nhiễm nấm, nhiễm trùng – Nguồn: Internet

2.3. Gây mụn cóc

Theo chia sẻ của các chuyên gia ngành Y tế HCM, việc đi bộ hoặc chạy bộ bằng chân trần có thể mang đến nguy cơ bị mụn cóc. Nguyên nhân là ở các bề mặt công cộng có thể tồn tại virus HPV gây bệnh, nếu bàn chân của bạn tiếp xúc phải có thể bị nhiễm virus và phát triển thành mụn cóc.  

Chạy chân trần ở những khu vực công cộng có thể bị nhiễm virus HPV gây mụn cóc
Chạy chân trần ở những khu vực công cộng có thể bị nhiễm virus HPV gây mụn cóc – Nguồn: Internet

2.4. Gây viêm gân Achilles

Mặc dù phần lớn người chạy bộ chân trần sẽ có xu hướng tiếp xúc bằng nửa bàn chân trên, song vẫn có một số người tiếp xúc bằng phần gót. Trong trường hợp này, do không có lớp giảm chấn của giày bảo vệ nên gót chân sẽ chịu lực tác động lớn và có thể gây ra tình trạng viêm gân Achilles.

Những người chạy chân trần tiếp đất bằng phần gót rất dễ bị viêm gân Achilles
Những người chạy chân trần tiếp đất bằng phần gót rất dễ bị viêm gân Achilles – Nguồn: Internet

3. Kết luận: Chạy bộ không mang giày có tốt không?

Từ những thông tin phân tích trên đây, chúng ta có thể nhận thấy rằng việc chạy bộ không mang giày có thể mang lại rất nhiều lợi ích nếu biết cách áp dụng hợp lý và lựa chọn địa điểm chạy an toàn. 

Theo chia sẻ của nhà vật lý trị liệu thể thao Michael Bogden, bạn hoàn toàn có thể cân nhắc để đưa hình thức này trở thành một bài tập luyện chéo kết hợp với chạy mang giày thông thường. Tuy nhiên, để đảm bảo nhận được các lợi ích tối ưu, bạn chỉ nên xem nó như một phần của kế hoạch luyện tập thay vì trở thành một người chạy chân trần toàn thời gian. 

Chạy bộ không mang giày có thể mang lại khá nhiều lợi ích nếu bạn áp dụng hợp lý, đúng cách
Chạy bộ không mang giày có thể mang lại khá nhiều lợi ích nếu bạn áp dụng hợp lý, đúng cách – Nguồn: Internet

4. Đối tượng không phù hợp với chạy chân trần

Chạy bằng chân trần có xu hướng làm tăng căng thẳng ở vị trí các mô của bàn chân và bắp chân. Điều này khiến cho nó không được xem là lựa chọn phù hợp với một số đối tượng vì có thể gây đau đớn, chấn thương. Theo kiến nghị chuyên gia, bạn không nên chạy chân trần nếu bạn là người:

  • Thường hay tiếp xúc mặt đất bằng gót chân;
  • Sở hữu đặc điểm vòm bàn chân cao.

Để biết chính xác đặc điểm vòm bàn chân, bạn có thể áp dụng cách sau:

  • Chuẩn bị một tấm bìa carton hoặc một miếng ván gỗ khô.
  • Nhúng ướt toàn bộ bàn chân, sau đó vẩy bớt nước trên chân đến khi không còn nước nhỏ giọt.
  • Đứng thẳng lên bề mặt bìa hoặc ván gỗ.
  • Nhấc chân ra và quan sát dấu chân để biết bạn có vòm bàn chân thuộc kiểu nào theo ảnh minh họa bên dưới:
Bạn không nên chạy chân trần nếu có bàn chân vòm
Bạn không nên chạy chân trần nếu có bàn chân vòm – Nguồn: Internet

5. Hướng dẫn cách chạy bộ chân trần an toàn, hiệu quả

Khi muốn luyện tập chạy bộ chân trần, bạn nên:

  • Thực hiện các bài chạy ngắn để làm nóng cơ thể.
  • Bắt đầu đi bộ bằng chân trần trên máy chạy bộ hoặc bề mặt đường rải sỏi.
  • Thử chạy bộ không mang giày trên quãng đường ngắn (<1km) và kiểm tra chân xem có gặp vấn đề bất thường gì không.
  • Nếu thấy bàn chân vẫn bình thường, bạn có thể tăng dần quãng đường chạy sau mỗi buổi tập. Tuy nhiên, chú ý không được tăng quá 10% tổng quãng đường chạy mỗi tuần.
Chạy bộ chân trần với khoảng cách ngắn và tăng dần, tùy vào khả năng thích ứng của bàn chân
Chạy bộ chân trần với khoảng cách ngắn và tăng dần, tùy vào khả năng thích ứng của bàn chân – Nguồn: Internet

6. Những câu hỏi thường gặp về chạy bộ không mang giày

1. Chạy bộ trên máy có cần mang giày không?

Bạn có thể không cần mang giày khi chạy với tốc độ thấp hoặc luyện tập trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, nếu bạn dự định chạy tốc độ cao và chạy trong thời gian dài, bạn nên mang giày để tránh gây tổn thương, phồng rộp lòng bàn chân hoặc một số chấn thương khác.

2. Tác hại của chạy bộ không mang giày là gì?

Chạy bộ không mang giày có thể mang lại đến một số tác hại như:

  • Chấn thương chân do va chạm trực tiếp với các chướng ngại vật sắc nhọn trên bề mặt đường;
  • Bị lây nhiễm bệnh ngoài da, điển hình như mụn cóc;
  • Bị nhiễm trùng;
  • Bị viêm gân gót chân.

3. Người bị gút (gout) có nên chạy bộ không mang giày không?

Người bị gút không nên chạy bộ chân trần vì điều này sẽ tạo áp lực lớn lên bàn chân có thể dẫn đến các cơn đau nghiêm trọng hơn đối với người đang mắc bệnh. Trên thực tế, gút là một dạng viêm khớp có thể xuất hiện và gây sưng, đau ở vị trí khớp các chi. Khi mắc bệnh, việc chạy bộ cường độ cao hoặc chạy bộ không có giày có xu hướng khiến các tổn thương khớp nặng hơn. Bởi vậy, trong trường hợp này người bị gút chỉ nên vận động theo các hình thức nhẹ nhàng như đi bộ thả lỏng và chú ý mang giày bảo vệ phù hợp.

Bài viết đã tổng hợp những đánh giá chi tiết về những lợi ích, rủi ro của việc chạy bộ không mang giày cũng như đề cập qua một số vấn đề khác liên quan.

Hy vọng, dựa vào đó bạn đọc sẽ có thêm những thông tin tham khảo hữu ích để cân nhắc lựa chọn hình thức luyện tập tốt nhất cho bản thân. Trong trường hợp cần được tư vấn thêm, đừng ngại liên hệ ngay hotline 1800 9044 hoặc Fanpage Decathlon Việt Nam để được hỗ trợ nhanh chóng nhé!

Tết campaign pop up