Dạy trẻ đạp xe là cách rèn cho bé thói quen vận động tốt giúp cải thiện thể chất hiệu quả. Trong bài viết này, Decathlon sẽ bật mí cho bạn cách tập xe đạp cho bé nhanh chóng, hiệu quả mà vẫn đảm bảo an toàn nhé!
Trẻ mấy tuổi thì tập đi xe đạp được?
Thông thường 3-4 tuổi là độ tuổi bạn đã có thể tập xe đạp cho bé. Bởi ở độ tuổi này, các bé đã tương đối cứng cáp, có thể cầm nắm chắc vì vậy bạn đã có thể tập cho bé đi xe đạp có 2 bánh phụ. Khi lớn hơn một chút, vào khoảng 4-6 tuổi, lúc này khả năng phối hợp giữa tay chân đã tương đối linh hoạt, bạn có thể bắt đầu cho bé đạp xe 2 bánh.
Khi còn bé, các bé rất năng động và thích khám phá, đặc biệt độ tuổi 3-6 tuổi là độ tuổi rất thích bắt chước người khác. Vì vậy, tập xe đạp cho trẻ ngay từ nhỏ là phương pháp giúp dạy trẻ nhanh biết đi xe đạp hơn so với khi đã lớn.
Thậm chí, từ khi bé 2 tuổi, bạn có thể giúp bé làm quen và yêu thích đạp xe một cách hoàn toàn an toàn với xe đạp thăng bằng. Trong những năm gần đây, xe đạp thăng bằng hay xe chòi được các bố mẹ vô cùng yêu thích và trở thành “món đồ chơi” không thể thiếu để bé phát triển khả năng vận động nhanh chóng.
Tuy nhiên, bạn cũng đừng nên bắt ép khi bé chưa muốn tập xe. Hãy đợi đến khi BÉ TỰ TIN VÀ SẴN SÀNG nhé!
3 điều cần chuẩn bị để tập xe đạp cho bé
Trước khi bắt đầu thực hành hướng dẫn tập xe đạp cho bé, bạn cần chuẩn bị đầy đủ những điều sau:
1. Chọn xe đạp phù hợp với bé
Đầu tiên không thể thiếu được chính là chiếc xe đạp để bé tập đi. Với các bé đã quen với xe thăng bằng rồi xe có bánh phụ thì việc tập đi xe đạp 2 bánh sẽ là cột mốc thử thách mới mà bé muốn đạt được. Với các bé chưa làm quen với xe đạp bao giờ mà bạn muốn dạy bé đi xe đạp 2 bánh khi đã sẵn sàng thì cũng không phải quá kho khăn, quan trọng là cần một chiếc xe đạp trẻ em phù hợp.
Với kinh nghiệm gần 50 năm trong ngành sản xuất và bán lẻ đồ thẻ thao nói chung, xe đạp cho bé nói riêng, Decathlon đã nghiên cứu và thử nghiệm nhiều lần để cho ra các sản phẩm xe đạp trẻ em phù hợp với nhiều độ tuổi và chiều cao của bé. Dưới đây là bảng tư vấn chọn kích thước bánh xe theo độ tuổi và chiều cao bé của chúng tôi:
Độ tuổi | Chiều cao (cm) | Kích thước bánh xe (inch) |
Khoảng 2 tuổi | 60 – 75 | 10 |
3-5 | 75 – 90 | 12 |
4-6 | 90 – 105 | 14 |
6-9 | 105 – 120 | 16 |
9-12 | 120 – 135 | 20 |
Trên 12 tuổi | 135 – 155 | 24 |
Những chiếc xe đạp phù hợp qua từng độ tuổi của bé tại Decathlon
2. Chuẩn bị đầy đủ đồ bảo hộ cho bé khi tập xe
Khi bé tập đi xe đạp 2 bánh thì việc té ngã là điều bố mẹ lo lắng nhất nhưng cũng là điều khó tránh khỏi. Để đảm bảo an toàn cho bé và hạn chế tối đa các tác động xấu khi chẳng máy té ngã, bạn trên trang bị đầy đủ đồ bảo hộ cho bé, bao gồm:
- Mũ bảo hiểm đi xe đạp
- Găng tay
- Giày
- Bịt bảo vệ khuỷ tay, bịt bảo vệ đầu gối
Trong đó thì mũ bảo hiểm đi xe đạp là phụ kiện quan trọng nhất, giúp bảo vệ phần đầu của bé. Bạn nên chọn loại mũ vừa vặn, có chất liệu tốt, có lỗ thông gió để đảm bảo bé thoải mái khi đội.
3. Lựa chọn nơi bé tập xe đạp bằng phẳng, an toàn
Để bắt đầu tập xe đạp cho trẻ, bạn nên chọn khu vực bằng phẳng, không có nhiều phương tiện qua lại để tập như sân nhà, đường công viên. Bạn nên chọn bề mặt đường bê tông, đường nhựa để cho bé tập đi xe đạp và tránh các nơi có ổ gà để đảm bảo an toàn. Bạn cũng nên tránh các bề mặt cỏ và đất vì các bề mặt này cũng ít bằng phẳng.
Cách tập xe đạp cho bé
Dưới đây là hướng dẫn cách tập đi xe đạp cho bé chi tiết với 6 bước:
1. Bước 1: Tập lên xe và xuống xe
Trước hết, hãy dạy bé cách lên xe và xuống xe đúng cách. Bước này thường bị bố mẹ bỏ qua nhưng hãy bắt đầu bằng những thứ nhỏ nhất, đơn giản nhất nhưng đảm bảo bé làm đúng nhé!
Trẻ có thể gặp khó khăn khi trèo lên xe. Để tránh mất thăng bằng, trẻ cần học cách đặt chân lên bàn đạp mà không nhìn xuống dưới. Nếu một chân bị trượt, trẻ cần biết cách tìm lại bàn đạp một cách dễ dàng.
Khi trèo lên xe, trẻ nên đặt chân trước cao hơn trục của bàn đạp. Tư thế này giúp mang lại nhiều lực hơn để xoay bàn đạp, đồng thời tăng tốc để giữ thăng bằng dễ hơn.
2. Bước 2: Tập giữ thăng bằng
Thay vì sử dụng xe có bàn đạp thì bạn nên tháo bàn đạp xe ra để bé làm quen với việc thăng bằng trên xe. Cho bé ngồi trên xe, giữ tay lái và đi lại khắp khu vực tập. Bạn nên lưu ý điều chỉnh chiều cao của yên xe cho phù hợp với chiều cao của bé.
Trong bài tập đạp xe cho bé này, bé sẽ được rèn luyện khả năng giữ thăng bằng khi đi chậm. Mặc dù nghe có vẻ đơn giản nhưng giữ thăng bằng khi đi chậm sẽ khó hơn rất nhiều so với khi đi nhanh đấy! Hãy cho bé thử sức với một cuộc đua tốc độ chậm: tính thời gian xem trẻ xoay xở thế nào trên chặng đường!
Phương pháp này sẽ giúp trẻ cải thiện khả năng thăng bằng với tốc độ chậm và xử lý các tình huống khi gặp người đi bộ trên đường.
3. Bước 3: Tập cách lái xe và quay đầu
Khi bé đã quen với việc thăng bằng và lướt đi bằng xe đạp, bạn hãy chuyển sang bài học đánh tay lái và quay đầu xe.Tùy thuộc vào độ tuổi và khả năng học hỏi của trẻ, hãy đặt ra một số bài tập:
- Để trẻ thực hiện bài tập đi xe đạp trên một đường thẳng, dạy trẻ quan sát phía trước. Sau đó, hãy đứng xa một chút để trẻ thực hành rẽ trái phải theo hướng chỉ tay của bạn. Đây là một phương pháp hiệu quả để kiểm tra tầm nhìn của trẻ có đủ xa hay không!
- Cho trẻ thử sức với một chặng đường có chướng ngại vật là các khối chóp nón hoặc cọc đánh dấu với khoảng cách đủ xa, tránh để trẻ bị ngã khi đạp xe qua. Dần dần thu hẹp khoảng cách của các khối chóp nón để giúp trẻ tiến bộ. Bạn cũng có thể thiết kế một cung đường hình số tám.
4. Bước 4: Làm quen với bàn đạp xe
Khi trẻ có thể đạp xe với chân giơ cao, bẻ lái, quay đầu xe tốt và nhìn về phía trước khi đạp xe, đã đến lúc bạn cho bé làm quen với việc sử dụng bàn đạp. Lắp bàn đạp vào xe, điều chỉnh yên xe lên cao hơn 1 chút.
Trước hết hãy để bé làm quen với việc nhấc chân lên và tìm bàn đạp. Bạn có thể hỗ trợ bé làm điều này bằng cách giữ tay lái hoặc phía sau xe. Hãy yêu cầu bé tập nhấc chân lên và đặt lên bàn đạp trong khi nhìn nhìn về phía trước.
5. Bước 5: Tập đi xe có bàn đạp
Khi bé đã nhấc chân lên bàn đạp và nhìn về phía trước, hãy hướng dẫn bé di chuyển bằng xe đạp:
- Cho bé ngồi trên ghế xe đạp với một chân đặt trên mặt đất và chân kia đặt trên bàn đạp nâng lên vị trí từ 1 đến 2 giờ.
- Hướng dẫn bé ấn mạnh bàn đạp trước xuống để tạo lực cho xe tiến về phía trước.
- Ngay sau đó nhắc nhở bé nhấc chân còn lại lên để tạo thành 1 vòng đạp xe.
Nếu trẻ chưa quen với việc giữ thăng bằng khi nhấc chân lên, bạn có thể hỗ trợ bằng việc giữ xe đạp trong một khoảng thời gian ngắn.
Sau khi bé đã quen điều khiển xe đạp bằng cách đi thẳng, hãy lặp lại việc học bẻ lái, quay đầu xe với xe đã có bàn đạp.
6. Bước 6: Học cách sử dụng phanh xe
Khi đã giữ được thăng bằng, đạp xe và điều khiển xe thành thạo qua các ngã rẽ, bé cũng cần học cách bóp phanh an toàn!
Bí kíp là: để phanh đủ mạnh mà không gây nguy hiểm, bạn nên tập cho bé bóp phanh cùng lúc cả hai tay (phanh trước và phanh sau). Bài tập này có thể thực hiện như sau:
- Từ từ tăng tốc khi đạp gần một đường thẳng kẻ sẵn. Phương pháp này giúp trẻ xác định khoảng cách cần bóp phanh khi đang đạp xe đến gần ngã tư hoặc khi gặp đèn giao thông.
- Bé bóp phanh và chống chân khi có hiệu lệnh “DỪNG LẠI” từ bố mẹ, tiếp tục đạp xe khi có hiệu lệnh “ĐI”. Bài tập này giúp trẻ làm quen với những nguy hiểm bất ngờ khi đạp xe trên đường lớn.
Với cách tập đi xe đạp cho bé qua quá trình rèn luyện kỹ năng phản xạ, điều khiển đầu xe và giữ thăng bằng trên bé sẽ nhanh chóng biết đi xe đạp và đạp xe an toàn khi tham gia giao thông sau này. Bạn hãy kiên nhẫn và cùng con tận hưởng những khoảng khắc vừa học vừa chơi này nhé!
Tham khảo các dòng xe đạp phù hợp cho từng độ tuổi của bé tại Decathlon: