Nhiều người có thói quen sử dụng giày đi bộ để chạy bộ và ngược lại, từ đó dễ gây chấn thương cũng như ảnh hưởng đến hiệu suất tập luyện. Nguyên nhân là do hai mẫu giày này được thiết kế với những đặc điểm riêng đáp ứng yêu cầu của từng bộ môn khác nhau. Trong bài viết sau hãy cùng Decathlon khám phá những điểm giày chạy bộ khác giày đi bộ nhé.
Mục lục bài viết
1. 7 Điểm khác biệt của giày chạy bộ và giày đi bộ
Tiêu chí | Giày chạy bộ | Giày đi bộ |
Mục đích sử dụng | Dành riêng cho bộ môn chạy bộ | Dùng để đi bộ cùng một số hoạt động khác như tập thể dục,… |
Đế giày | Tăng cường thêm lớp đệm. Có thể có nhiều vân gai (đối với giày chạy trail). Linh hoạt hơn, có thể bẻ cong dễ dàng. Thường làm bằng cao su, EVA, PU, da,… |
Ít đệm hơn Đế giày thường phẳng Cứng hơn Thường làm bằng EVA, Phylon, TPU,… |
Gót giày | Giày chạy bộ có phần gót được nâng lên so với mũi giày. Gót giày bè |
Giày đi bộ có độ dốc gót mũi bằng nhau. Gót giày không bè |
Tính đàn hồi | Độ đàn hồi cao (khi bẻ cong sẽ cong ở phần đầu hoặc giữa) | Độ đàn hồi thấp (khi bẻ cong sẽ cong ở phần bàn chân trước) |
Kiểu dáng giày | Đơn giản hơn, chú trọng vào tính năng | Kiểu dáng đa dạng, mang tính thời trang |
Cấu trúc | Ổn định hơn | Ít ổn định |
Tính năng bổ trợ | Khả năng bám đường tốt Độ bền cao |
Khả năng bám đường kém hơn Độ bền tương đối |
Giá thành | Cao hơn | Thấp hơn |
1.1 Mục đích sử dụng
Giày đi bộ được thiết kế cho các hoạt động đi bộ hoặc tập thể dục nhẹ nhàng với tốc độ chậm. Trong khi đó giày chạy bộ lại là mẫu giày chuyên biệt cho bộ môn chạy bộ, nổi bật với tốc độ nhanh và chuyển động linh hoạt của cơ thể. Vậy nên so với giày đi bộ, giày chạy bộ sẽ yêu cầu nhiều hơn đến khả năng hỗ trợ và bảo vệ cho đôi chân.
1.2 Đế giày
Đế giày chạy bộ thường được tăng cường thêm lớp đệm nhằm mang đến chuyển động linh hoạt và êm ái hơn cho đôi chân. Đối với giày chạy trail, người ta có thể bổ sung thêm hệ thống vân gai để tăng cường độ bám trên nhiều địa hình khác nhau. Ngoài ra, đế giày chạy bộ cũng có đặc điểm là linh hoạt hơn, có thể bẻ cong dễ dàng nhờ được làm bằng chất liệu cao su, EVA, PU, da,…
Còn với giày đi bộ, đế giày sẽ sở hữu ít lớp đệm hơn đồng thời có thiết kế phẳng phù hợp với quá trình di chuyển tốc độ chậm trên địa hình bằng phẳng. Ngoài ra, đế giày đi bộ thường cứng hơn với một số chất liệu chính như EVA, Phylon, TPU,…
1.3. Gót giày
Giày chạy bộ thường sở hữu độ drop cao với gót giày bè, đồng thời được nâng lên so với mũi giày. Thiết kế này sẽ mang đến sự hỗ trợ tốt hơn cho mắt cá chân khi tiếp đất bằng gót chân khi chạy bộ. Trong khi đó giày đi bộ lại có độ dốc gót mũi bằng nhau cùng gót giày không bè. Nhờ đó cho phép chân có được chuyển động thoải mái đồng thời tạo sự ổn định trong quá trình đi bộ.
1.4 Kiểu dáng giày
Giày chạy bộ đa phần sẽ sở hữu thiết kế đơn giản, tập trung vào các tính năng để mang đến sự hỗ trợ hiệu quả cho đôi chân. Ngược lại giày đi bộ thường có kiểu dáng đa dạng, mang tính thời trang hơn.
1.5 Cấu trúc
Giày đi bộ sở hữu cấu trúc đơn giản, với độ ổn định kém hơn. Còn giày chạy bộ lại nổi bật nhờ độ ổn định cao, hỗ trợ để bảo vệ bàn chân khỏi tác động trong quá trình chạy.
1.6 Tính năng bổ trợ
Giày đi bộ thường tập trung vào sự thoải mái và linh hoạt, do đó loại giày này có độ ổn định ít hơn, khả năng bám đường kém đồng thời độ bền ở mức tương đối. Ngược lại giày đi bộ lại được bổ sung một số tính năng khác như chống thấm nước, thoáng khí,….
Trong khi đó đặc điểm nổi bật của giày chạy bộ lại là độ ổn định cao, độ bền vượt trội cùng khả năng ma sát hiệu quả trên nhiều địa hình. Nhờ đó hỗ trợ để bảo vệ bàn chân khỏi tác động trong quá trình chạy. Loại giày này sẽ sở hữu nhiều tính năng bổ trợ như giảm chấn, khả năng hoàn trả năng lượng, nâng đỡ chuyển động chân,…
1.7 Giá thành
Trên thị thường hiện nay, mức giá thành của giày chạy bộ sẽ nhỉnh hơn đôi chút so với giày đi bộ.
1.8 Tính đàn hồi
Giày chạy bộ thường được thiết kế với khả năng hấp thụ lực tác động và hoàn trả năng lượng hiệu quả. Vì vậy mẫu giày này gây ấn tượng với độ đàn hồi cao, khi bẻ cong sẽ cong ở phần đầu hoặc giữa. Trong khi đó giày đi bộ lại sở hữu độ đàn hồi thấp, khi bẻ cong sẽ cong ở phần bàn chân trước.
2. Nên mua giày chạy bộ hay giày đi bộ?
Giày chạy bộ phù hợp khi bạn có nhu cầu tập luyện chạy bộ thường xuyên với cường độ cao. Giày đi bộ phù hợp với những ai muốn đi bộ để nâng cao sức khỏe. |
Do đó bạn nên sử dụng một đôi giày chuyên dụng cho từng môn thể thao. Ngoài ra, nếu là người luyện tập cả đi bộ và chạy bộ, việc sở hữu cả hai loại giày này là vô cùng cần thiết.
3. Có thể dùng giày chạy bộ để đi bộ và ngược lại được không?
Bạn có thể dùng chung giày chạy bộ để đi bộ và ngược lại nếu nhu cầu tập luyện thấp. Bởi lẽ thiết kế của hai mẫu giày này có sự tương đồng nhất định.
Tuy nhiên trong trường hợp muốn luyện tập nâng cao, chuyên biệt thì lời khuyên dành cho bạn là không nên dùng chung giày đi bộ và giày chạy bộ. Tình trạng này nếu diễn ra trong thời gian dài sẽ làm giảm hiệu suất tập luyện, khiến giày nhanh hỏng và nghiêm trọng hơn là gây ra những chấn thương không đáng có.
Nếu bạn đang tìm kiếm một địa chỉ cung cấp những mẫu giày chạy bộ và giày đi bộ chính hãng, chất lượng thì hãy tham khảo cửa hàng Decathlon. Hiện nay chúng tôi đang mang đến cho khách hàng đa dạng mẫu giày chuyên biệt cho từng môn thể thao đều đến các các thương hiệu độc quyền như Domyos, Quechua, Kalenji, Nabaiji…
Với quy trình sản xuất đạt tiêu chuẩn Châu Âu, giày thể thao Decathlon nổi bật với độ bền cao, cảm giác thoải mái khi sử dụng cùng mức giá hợp lý. Đặc biệt, nhằm mang đến khả năng hỗ trợ tốt hơn, chúng tôi đã bổ sung vào sản phẩm hàng loạt tính năng như thoáng khí, giảm chấn, giảm xóc, hấp thụ lực,…
Trên đây là một số đặc điểm giày chạy bộ khác giày đi bộ. Mỗi mẫu giày này đều sở hữu thiết kế riêng biệt, phù hợp với yêu cầu của những môn thể thao khác nhau. Do đó để đảm bảo hiệu quả tập luyện cũng như hạn chế chấn thương, hãy sử dụng cả giày chạy bộ và giày đi bộ. Nếu có bất cứ thắc mắc nào đừng quên liên hệ ngay hotline Decathlon 1800 9044 hoặc Fanpage Decathlon nhé!