Dựng lều trên những thảm cỏ xanh bên bếp lửa bập bùng là những trải nghiệm khó quên, khiến cắm trại ngày được các bạn trẻ yêu thích. Nếu bạn đang bước đầu tìm hiểu về hoạt động này, Decathlon hy vọng những kinh nghiệm cắm trại dưới đây sẽ phần nào giúp bạn lên kế hoạch cho chuyến đi của mình.
Mục lục bài viết
1. 6 kinh nghiệm cần biết trước khi đi cắm trại
Các bước chuẩn bị trước khi đi cắm trại có lẽ là giai đoạn “đau đầu” nhất cho những người mới cắm trại lần đầu tiên. Bạn có thể tham khảo là 6 kinh nghiệm trước khi đi cắm trại của Decathlon dưới đây để có chuyến đi suôn sẻ nhất.
1.1. Địa điểm cắm trại
Địa điểm cắm trại sẽ quyết định phương tiện di chuyển và số lượng đồ dùng mà bạn cần mang theo. Vì thế, hãy lưu tâm đến vấn đề này đầu tiên trong kế hoạch của mình.
Đầu tiên, bạn cần xác định mình sẽ cắm trại trong ngày hay qua đêm. Nếu chỉ dự định đi cắm trại trong ngày, hãy chọn các địa điểm cắm trại có khoảng cách từ 20km trở xuống để bạn và những người đồng hành dễ dàng di chuyển. Đối với các chuyến cắm trại qua đêm, các điểm gần khu dân cư hoặc có trả phí là lựa chọn phù hợp để đảm bảo an toàn cho các thành viên trong đoàn.
Đồng thời, thời tiết trong khoảng thời gian bạn dự định đi cắm trại cũng là một yếu tố khác bạn cần cân nhắc khi lựa chọn địa điểm. Bên cạnh việc lựa chọn địa điểm cắm trại dựa trên thời gian và thời tiết, nếu đi cắm trại đông người (từ 20 trở lên), bạn nên chọn các địa điểm có không gian rộng rãi, đảm bảo sinh hoạt.
Để giúp bạn dễ dàng tìm được địa điểm cắm trại hợp lý, Decathlon gợi ý bạn tham khảo thêm một số địa điểm cắm trại nổi tiếng ở ba miền Bắc – Trung – Nam trong các bảng dưới đây.
Gợi ý địa điểm cắm trại tại miền Bắc
Địa điểm |
Địa chỉ |
Thời gian nên đi |
Hồ Khuôn Thần |
Kiến Lao, Lục Ngạn, Bắc Giang |
|
Cao Nguyên Đồng Cao |
Đồng Cao, Sơn Động, Bắc Giang |
Tháng 9 đến Tháng 11 khi thời tiết mát mẻ, dễ chịu |
Tà Xùa |
Tà Xùa, Bắc Yên, Sơn La |
Từ Tháng 10 đến Tháng 4 năm sau |
Hồ Thủy Điện Na Hang |
Sông Gâm, Vĩnh Yên, thị trấn Na Hang, Tuyên Quang |
|
Khu Du lịch Thác Ngao |
Đại Từ, Thái Nguyên |
Tháng 10 đến Tháng 12 |
Gợi ý địa điểm cắm trại tại miền Trung
Địa điểm | Địa chỉ | Thời gian nên đi |
Khu dã ngoại Trung Lương | Cát Tiến, Phù Cát, Quy Nhơn | Từ Tháng 3 – Tháng 9 |
Hang Én | Thượng Trạch, Bố Trạch, Quảng Bình | Trong mùa khô |
Làng Vân | Hòa Hiệp Bắc, Liên Chiểu, Đà Nẵng | Trong mùa khô |
Khu cắm trại Cảnh Dương Beachcamp | Lộc Vĩnh, Phú Lộc, Huế | Trong mùa khô |
Tà Đùng | Đắk Som, Đắk Glong, Đắk Nông | Tháng 8 – Tháng 12 |
Đồi Đa Phú | Phường 7, Tp.Đà Lạt, Lâm Đồng | Tháng 8 – Tháng 12 |
Gợi ý địa điểm cắm trại tại miền Nam
Địa điểm | Địa chỉ | Thời gian nên đi |
Mũi Né | Bình Thuận | Tháng 4 – Tháng 8 |
Khu cắm trại Hồ Cốc | Bưng Riềng, Xuyên Mộc, Bà Rịa Vũng Tàu | Tháng 11 – Tháng 4 |
Núi Bà Đen | Thạch Thất, Tp. Tây Ninh, Tây Ninh | Tháng 12 – Tháng 4 |
Khu cắm trại Zenna Pool Camp | Long Hải, Long Điền, Bà Rịa Vũng Tàu | Tháng 11 – Tháng 4 |
Sau khi lựa chọn được điểm cắm trại ưng ý, bạn cần dành thêm thời gian tìm hiểu kỹ các thông tin về khu vực đó như điều kiện cắm trại, các tiện ích, khoảng cách di chuyển đến khu mua sắm và trạm y tế gần nhất,.. Càng tìm hiểu kỹ càng ở giai đoạn này, bạn càng giảm thiểu rủi ro trong quá trình cắm trại.
1.2. Phương tiện di chuyển
Sau khi lựa chọn địa điểm, bạn cần lựa chọn phương án di chuyển hợp lý. Điều này đặc biệt quan trọng khi đi cắm trại theo nhóm lớn và có trẻ em đi cùng. Trong bảng dưới dây, Decathlon liệt kê một số loại hình phương tiện phổ biến cùng các gợi ý chi tiết để bạn có thể có quyết định phù hợp.
Phương tiện |
Đặc điểm |
Chi phí |
Xe máy |
|
|
Xe ô tô 4 – 7 chỗ tự lái |
|
|
Xe ô tô 16 – 45 chỗ |
|
|
Nếu bạn lựa chọn di chuyển tự túc, trước chuyến đi, nhớ kiểm tra kỹ các điều sau để tránh rủi ro trên đường:
- Với xe máy, kiểm tra lốp, vỏ xe, phanh trước, phanh sau, xích và các hệ thống điện trên xe. Cần mang thêm các dụng cụ sửa chữa để vá xe và thay xăm trong trường hợp cần thiết.
- Với xe ô tô, hãy mang xe đi bảo dưỡng trước chuyến đi hoặc tự kiểm tra tình trạng của lốp và lốp dự phòng, hệ thống phanh, ắc quy, nước làm mát,…
Khi đã xác định được phương tiện, bạn cần tính toán số lượng đồ dùng mang theo sao cho phù hợp với khả năng tải đồ của xe.
1.3. Đồ dùng cắm trại
Trước khi khởi hành, bạn cũng cần lên rõ danh sách các món đồ cần mang theo và tình trạng của chúng. Sau đó, tiến hành chuẩn bị và kiểm tra kỹ lưỡng để chắc chắn bạn không mang thiếu nhưng cũng không mua thừa đồ dùng. Dưới đây là gợi ý những món đồ cần thiết nhất cho chuyến cắm trại mà bạn có thể tham khảo:
Hạng mục |
Chi tiết |
Lưu ý |
Đồ dùng thiết yếu |
Bạn có thể lựa chọn lều dựa trên số lượng người sử dụng, dạng địa hình, trọng lượng, chất liệu của lều. |
|
Lựa chọn tăng che nắng cần đảm bảo sự chắc chắn và ổn định, giúp gia tăng thời gian hoạt động ngoài trời. |
||
Ba lô là vật dụng cần được quan tâm bởi chúng luôn song hành với bạn trong chuyến đi. Một chiếc ba lô phù hợp sẽ cần đảm bảo đúng mục đích sử dụng, đúng vóc dáng người dùng và có khung trợ lực cùng ngăn đựng nước. |
||
Hãy để ý tới chỉ số giữ nhiệt của túi ngủ. Một chiếc túi ngủ 3 mùa có thể điều chỉnh nóng – lạnh sẽ là những gì bạn cần để cắm trại trong mọi điều kiện thời tiết. |
||
Có nhiều loại đèn khác nhau như đèn pin, đèn đeo trán, đèn lồng. Tuy nhiên, trong lần đầu đi cắm trại, bạn chỉ cần một chiếc đèn pin là đủ. |
||
La bàn/Bản đồ |
Mặc dù GPS đã trở nên phổ biến nhưng la bàn vẫn là vật dụng cần có khi cắm trại ở các nơi hoang vu, không có mạng Wifi. |
|
Đồ dùng y tế và sức khỏe |
Thuốc chống côn trùng |
Để đảm bảo sức khỏe và tránh các bệnh truyền nhiễm, các loại thuốc chống côn trùng như DEET, Picaridin, dầu thực vật tổng hợp,… cần được trang bị trước chuyến đi. |
Hộp sơ cứu |
Bạn có thể chuẩn bị các túi y tế du lịch gọn nhẹ với các vật dụng như sau:
|
|
Đồ dùng giải trí |
Sạc dự phòng |
Bạn nên lựa chọn sạc dự phòng có dung lượng gấp 2 lần thiết bị của bạn. Điều đó có nghĩa là công cụ này khi đầy pin giúp bạn sạc thiết bị 2 – 3 lần. |
Loa nghe nhạc |
Lựa chọn loa thùng nếu đi đoàn đông và các loại loa mini nhỏ gọn cho các chuyến đi nhóm nhỏ như gia đình, bạn bè thân thiết. |
|
Board Game |
Một số loại board game phổ biến có thể kể đến ma sói, mèo nổ, cá ngựa, cờ tỷ phú, Uno,… rất phù hợp cho các chuyến đi với gia đình, bạn bè. |
1.4. Trang phục
Thoải mái là ưu tiên hàng đầu khi lựa chọn quần áo đi cắm trại. Để đảm bảo tiêu chí này, bạn nên tìm kiếm các trang phục thấm hút mồ hôi tốt. chống được tia UV để hoạt động trong thời gian dài và che chắn tốt để tránh công trùng.
- Áo: Bạn cần lựa chọn các loại áo thun hoặc áo polo mỏng nhẹ, thấm hút tốt. Trong mùa hè nóng nực, các chất như cotton, polyester hoặc nylon là các chất liệu nên được ưu tiên. Đồng thời, áo khoác chống nắng cũng là một vật dụng không thể thiếu để bảo vệ bạn khỏi tia UV độc hại trong suốt buổi cắm trại.
- Quần: Cũng như áo, các loại quần nên mỏng nhẹ và thoáng khí với các chất liệu phù hợp theo từng mùa. Đồng thời, quần khi đi cắm trại nên có tính linh hoạt: gấp lên thành quần ngắn hoặc điều chỉnh eo/ống quần để tạo thành các kiểu dáng khác nhau.
- Giày dép: Nếu chỉ đi cắm trại ở các điểm có địa hình tốt, hãy chọn các loại giày dép nhẹ, thoáng khí và quen thuộc với cuộc sống hàng ngày. Nhưng nếu đi cắm trại ở các địa hình hiểm trở buộc phải leo trèo, hãy sắm cho mình các đôi giày leo núi chuyên dụng để hỗ trợ bạn trong suốt chuyến đi.
- Đồ vệ sinh cá nhân: Một chiếc túi nhỏ đựng các đồ dùng vệ sinh cá nhân như giấy vệ sinh, khăn ướt, kem đánh răng, bàn chải, và nước hoa nếu có.
- Phụ kiện: Hạn chế mang theo các loại phụ kiện nhỏ và sắc nhọn vì dễ làm rơi hoặc gây ra các tai nạn không đáng có. Để có một chuyến cắm trại thật thoải mái, đừng quên mang kính râm và mũ vào mùa hè cùng găng tay, khăn cho mùa đông.
1.5. Phương án ăn uống
Ăn uống cũng là một vấn đề cần tính toán trước chuyến đi, bởi có những điểm cắm trại xa khu dân cư và khó khăn trong việc mua sắm thực phẩm. Vì thế, kinh nghiệm đi cắm trại là cần lên kế hoạch chi tiết. Bạn cần lưu ý những điều sau:
- Về đồ ăn: Nếu đi cắm trại mùa hè, hãy lựa chọn các món ăn tươi mát và dễ bảo quản như salad, các loại sandwich, bánh mì. Còn vào mùa đông, các món lẩu, nướng sẽ là lựa chọn hoàn hảo cho bạn. Bạn cũng nên sơ chế sẵn thực phẩm như thịt, cá tại nhà, sau đó, bảo quản trong các hộp hoặc túi khác nhau để tiện dùng trong chuyến đi. Bạn cũng có thể chuẩn bị thêm các loại đồ ăn đóng hộp hoặc không cần làm nóng như thịt hộp, bánh ngọt để đảm bảo sự linh hoạt trong các điều kiện cắm trại khác nhau.
- Về nước uống: Bạn nên ưu tiên mang theo các loại nước đóng chai, từ chai nhỏ cho cá nhân tới các bình lớn 5 lít phục vụ cho cả đoàn. Đồng thời, nếu cắm trại dài ngày, bạn cũng có thể mang theo ấm đun siêu tốc để tiết kiệm và bảo vệ môi trường hơn.
- Về vật dụng nấu nướng: Điều kiện tại các điểm cắm trại không cho phép bạn nấu nướng thoải mái như khi ở nhà. Vì thế, để có phương án ăn uống hợp lý, bạn cần chủ động chuẩn bị bếp ga mini và bát, đũa, thìa, đĩa bằng các chất liệu phù hợp như nhựa, nhôm.
Để tìm hiểu các phương án ăn uống theo từng thời điểm và cách bảo quản đồ ăn trong cả chuyến đi, tham khảo bài viết đi cắm trại ăn gì.
1.6. Kế hoạch chi tiết và phân công công việc
Sau khi có danh sách toàn bộ đồ dùng cần mua cũng như các nhiệm vụ cần thực hiện, bạn cần lập kế hoạch chi tiết: từ lịch trình chuẩn bị, di chuyển đến các hoạt động sẽ diễn ra trong buổi cắm trại. Sau đó, tùy vào khả năng cũng như sở thích của các thành viên trong chuyến đi, hãy phân công nhỏ từng công việc và kiểm tra tình trạng thường xuyên để đảm bảo chuyến đi được suôn sẻ nhất có thể.
2. 4 kinh nghiệm trong quá trình đi cắm trại
Khi đã chuẩn bị đầy đủ và bắt đầu chuyến đi, bạn sẽ cần lưu ý đến các hoạt động xuyên suốt quá trình cắm trại. Đọc thêm ở phần tiếp của bài viết này nhé!
2.1. Vận chuyển đồ
Nếu phương tiện của bạn có thể dừng đỗ sát khu vực cắm trại, việc vận chuyển đồ sẽ không đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu từ bãi đỗ xe đến khu vực nghỉ ngơi cách xa nhau, di chuyển đồ đạc bằng tay không phải lựa chọn tối ưu. Vì thế, kinh nghiệm đi cắm trại là hãy xác định rõ khoảng cách bạn cần di chuyển. Trong trường hợp phải mang đồ đi xa hoặc lên các địa hình đồi núi, một chiếc xe đẩy có thể gấp gọn là thứ bạn cần.
2.2. Dựng lều
Ngay khi đến nơi, dựng lều là việc đầu tiên cần làm để đảm bảo chỗ nghỉ ngơi cho các thành viên. Để dựng lều, hãy lựa chọn các vị trí bằng phẳng và kín gió. Trước khi dựng, cần trải bạt xuống đáy lều, đảm bảo tấm bạt lót không thừa ra ngoài. Sau khi dựng lều xong, bạn cũng cần một tấm bạt to phủ toàn bộ nóc lều để giảm áp lực từ mưa nếu thời tiết xấu.
**Lưu ý: tránh các vị trí dưới lòng sông suối và dưới các tán cây để đảm bảo an toàn. Đồng thời, nếu dự báo có mưa to, bạn nên đào các rãnh sâu quanh lều để dẫn nước không chảy vào lều và hướng xuống phía dưới nếu địa hình không bằng phẳng.
2.3. Nhóm lửa và nấu nướng
Để nhóm lửa và nấu nướng, bạn cần mang các vật dụng tạo lửa như củi, than, bật lửa,… ra khu vực kín gió và cách xa lều hoặc các vùng cỏ, cây khô dễ cháy từ 15 – 20m, từ đó, giảm thiểu tối đa nguy cơ hỏa hoạn. Sau đó, hãy xếp củi rồi dùng bật lửa và giấy để mồi lửa.
Có 4 hình thức nhóm lửa khác nhau: xếp gỗ chụm vào theo hình tháp, xếp gỗ thành hình vuông quây quanh ngọn lửa, xếp gỗ chồng thành 3 lớp và xếp gỗ thành hình ngôi sao. Với người mới bắt đầu, bạn nên sử dụng hình thức xếp gỗ chụm đầu theo hình tháp truyền thống để có thể dễ dàng thực hiện.
2.4. Chiếu sáng ban đêm
Nhiều khu cắm trại sẽ không có ánh sáng khi màn đêm xuống. Vì thế, bạn cần chuẩn bị sẵn hệ thống chiếu sáng trước khi trời tối. Lựa chọn sẵn các vị trí móc đèn và cố định chúng vững chắc để không phải xử lý vấn đề ánh sáng nhiều lần trong bóng tối. Các vị trí treo đèn phù hợp là nơi bạn có thể buộc được dây cố định và nằm ở các góc có thể chiếu sáng được tối thiểu 2m.
2.5. Hoạt động vui chơi
Có nhiều hoạt động vui chơi có thể tổ chức trong buổi cắm trại như nghe nhạc, hát karaoke, chơi các trò chơi. Với nhóm bạn nhỏ, các trò chơi board game như mèo nổ, cờ cá ngựa, ma sói sẽ là các hoạt động không thể bỏ qua. Nếu muốn hiểu nhau hơn, bạn cũng chọn các trò chơi như Thật Hay Thách. Với các gia đình có nhiều thế hệ hoặc nhóm lớn, các trò chơi vận động hay trí tuệ như nhảy bao, rồng rắn lên mây, đuổi hình bắt chữ, nối chữ,… sẽ giúp chuyến đi trở nên đáng nhớ hơn.
Tuy nhiên, dù hoạt động đó là gì, bạn cần đảm bảo âm lượng phù hợp để tránh làm phiền đến cư dân và các nhóm cắm trại xung quanh. Cuối cùng, đừng để buổi cắm trại kết thúc mà không lưu lại kỷ niệm. Hãy nhớ chụp thật nhiều ảnh và quay các video để ghi dấu chuyến đi nhé!
3. 2 kinh nghiệm sau khi đi cắm trại
Sau khi kết thúc buổi cắm trại, đừng quên thực hiện những điều sau:
3.1. Dọn dẹp
Trước khi rời khỏi khu vực cắm trại, bạn cần đảm bảo dập các đốm lửa hoàn toàn để tránh tiềm ẩn rủi ro cháy lan. Bạn có thể thực hiện điều này bằng cách tạt nước hoặc xúc cát đổ lên các vị trí đốt lửa rồi quan sát cho đến khi phần than củi còn sót lại đã tắt lửa.
Đồng thời, đừng để lại rác bẩn của nhóm bạn tại địa điểm cắm trại. Dù khu vực đó có hay không có dịch vụ dọn dẹp đi kèm, hãy đảm bảo dọn sạch môi trường quanh khu trại của nhóm bạn bằng cách bỏ rác vào túi, lau dọn sạch sẽ đồ đạc và trả lại nguyên trạng ban đầu cho chủ trại.
3.2. Tổng kết chi phí
Cuối cùng, khi trở về sau chuyến đi, các bạn cần minh bạch toàn bộ thông tin về chi phí cắm trại. Một bảng thống kê gồm số tiền – số lượng – thời gian chi – người chi cần được tổng hợp lại chi tiết để gửi cho mọi người hoặc cho trưởng nhóm. Sau đó, phương án chia chi phí cũng cần được thống nhất để tránh những cãi vã không cần thiết.
Với kinh nghiệm cắm trại được chia cụ thể thành 3 bước lớn trước – trong – sau khi cắm trại, Decathlon hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn phần nào đó bớt băn khoăn khi lên kế hoạch cho chuyến đi. Chúc bạn và gia đình, bạn bè có một chuyến cắm trại thật đáng nhớ!