10+ Kinh nghiệm leo núi an toàn, không mệt cho người mới bắt đầu

Khi leo núi cần lưu ý điều gì và cần chuẩn bị những gì? Trong bài viết dưới đây, Decathlon sẽ bật mí 10+ kinh nghiệm leo núi cho người mới bắt đầu, giúp bạn có một chuyến đi trọn vẹn và an toàn. Cùng theo dõi ngay!

Kinh nghiệm 1Theo dõi dự báo thời tiết

Thời tiết là thông tin cần lưu ý đầu tiên cho mỗi chuyến leo núi, trekking, ngay cả với những người đi leo núi lão luyện. Nếu có trẻ em trong đoàn, bạn càng cần phải chú ý tới yếu tố thời tiết bởi trẻ rất dễ bị hoảng loạn khi gặp điều kiện thời tiết cực đoan và thời tiết không tốt có thể ảnh hưởng đến sự an toàn của trẻ đầu tiên.

Một trong những lưu ý khi leo núi đó là Cần tránh đi trekking, leo núi trong điều kiện thời tiết quá khắc nghiệt, có thể gây cản trở tầm nhìn an toàn hay gây trơn trượt nguy hiểm. Trong trường hợp này, bạn sẽ cần phải cân nhắc lại lộ trình và tốt hơn hết là nên hoãn chuyến đi cho đến khi thời tiết thuận lợi.

Hãy tạo thói quen theo dõi dự báo thời tiết vào ngày hôm trước khi đi và xem xét tình hình vào buổi sáng hoặc trước khi khởi hành. Bạn nên sử dụng thông tin dự báo thời tiết tại địa phương và tham khảo đối chiếu từ nhiều nguồn nếu cần. Cách thuận tiện nhất là bạn nên cài đặt ứng dụng dự báo thời tiết và cho phép ứng dụng gửi cảnh báo khi thay đổi thời tiết đột ngột.

dự báo thời tiết
Theo dõi dự báo thời tiết trước khi leo núi

Kinh nghiệm 2: Thông báo cho người thân về lịch trình và địa điểm dự kiến

Việc thông báo cho người thân, bạn bè về lịch trình và địa điểm leo núi là việc làm cần thiết. Bởi nếu xảy ra kịch bản xấu nhất là bạn gặp tai nạn, sự cố bất ngờ,… Thì mọi người sẽ có thể cung cấp các thông tin về lịch trình, vị trí,… Của bạn với lực lượng cứu hộ, từ đó giúp việc tìm kiếm bạn dễ dàng hơn.

Thông báo cho người thân, bạn bè về chuyến đi
Thông báo cho người thân, bạn bè về chuyến đi là một kinh nghiệm leo núi bạn cần nắm được

Kinh nghiệm 3: Tránh gắng sức & chú ý đến người đi cùng

Một kinh nghiệm leo núi không mệt đó là bạn nên bước đi ở mức vừa phải, tránh khiến cơ thể vận động quá sức. Điều này sẽ giúp bạn không bị mất sức đột ngột và tránh được những tình huống bất cẩn như vấp phải rễ cây hoặc trượt chân do mệt mỏi.

Ngoài ra, một kỹ năng leo núi khác đó là hãy luôn để mắt đến người đồng hành cùng bạn. Điều này giúp giữ liên lạc, duy trì sự đoàn kết và đảm bảo cả đoàn đi đúng lộ trình, tránh lạc nhóm. Quan trọng hơn hế là trong trường hợp họ có bất trắc, bạn có thể phản ứng kịp thời và ngăn chặn những sự cố đáng tiếc.

phân bổ sức lực
Tránh việc vận động quá sức và luôn chú ý đến bạn đồng hành của mình trong suốt chuyến đi

Kinh nghiệm 4: Đừng xem nhẹ chứng sợ độ cao

Chứng sợ độ cao là một hội chứng khá phổ biến, được ước tính với tỉ lệ xuất hiện ở 2- 5% dân số. Ngay cả khi bạn không dự định leo lên những ngọn đồi có độ dốc lớn, thì tại một số thời điểm trong hành trình, vẫn có thể có những cây cầu hoặc lối đi hẹp trên những sườn đồi dựng đứng.

Nếu bạn mắc chứng sợ độ cao cấp tính, hãy chọn những cung đường tránh những nơi như vậy. Nếu bạn đi theo đoàn, hãy cho thành viên cùng đoàn biết về chứng sợ độ cao của bạn để họ có thể hỗ trợ nếu cần. Quan trọng hơn là để họ không thúc giục quá mức khi bạn gặp tình huống có thể gây ra chứng sợ độ cao, điều có thể dẫn đến nguy hiểm khó lường.

Không nên xem nhẹ chứng sợ độ cao, đặc biệt là khi bạn mới bắt đầu leo núi

Kinh nghiệm 5: Luôn tập trung và cảnh giác suốt chuyến đi

Một tay lái cứng thường dễ gặp tai nạn trên những tuyến đường quen thuộc, tương tự như khi đi hiking hay leo núi. Một kinh nghiệm leo núi cho người mới bắt đầu đó là: Lúc chuẩn bị về đến đích hoặc khị địa hình tưởng như không còn gì hiểm trở cũng là lúc mà tai nạn thường xảy ra. Điều này có thể là do sự mệt mỏi, khiến bạn kém tập trung hơn. Vì vậy, hãy cố gắng duy trì sự tập trung trong suốt hành trình. Bố trí thời gian nghỉ ngơi phù hợp và ăn uống đầy đủ để nạp lại năng lượng trong suốt chuyến đi.

Ngoài ra, bạn có thể mang theo gậy dã ngoại để giảm thiểu sự mệt mỏi và di chuyển chắc chắn hơn.

tập trung khi leo núi

Kinh nghiệm 6: Chuẩn bị đầy đủ đồ ăn và thức uống

Một lưu ý khi đi leo núi nữa là hãy chuẩn bị trước đồ ăn nhẹ và cung cấp đủ nước cho cơ thể.

Về nước uống: Bạn nên mang đủ nước cho toàn bộ hành trình, đảm bảo ít nhất là 1 lít và lý tưởng nhất là 2 lít nước. Bạn nên uống đủ nước trước, trong và sau hành trình để cơ thể phục hồi đúng cách. Mặc dù leo núi không mất nhiều mồ hôi như khi chạy bộ nhưng bạn cần nhớ rằng trung bình một người trưởng thành mất 2,5 lít nước mỗi ngày. Chính vì thế nên bạn cần bổ sung lượng nước thay thế đẻ cơ bắp và toàn bộ cơ thể của bạn ở trạng thái hoạt động tốt nhất.

mang theo dụng cụ leo núi
Một kinh nghiệm leo núi cho người mới bắt đầu đó là không nên đợi đến khi khát mới bổ sung nước

Ngoài ra, bạn cũng cần mang theo đồ ăn nhẹ. Nên ưu tiên thực phẩm “khô” vì chúng có tỷ lệ năng lượng/trọng lượng cao hơn. Chẳng hạn, hãy dùng thanh ngũ cốc nguyên hạt hoặc trái cây sấy khô thay vì đem theo trái cây tươi vì đồ tươi sẽ chiếm nhiều không gian và làm nặng balô của bạn.

Về đồ ăn: Một trong những kỹ năng leo núi quan trọng đó là không được quên mang theo đồ ăn nhẹ. Bạn nên ưu tiên thực phẩm “khô” vì chúng có tỷ lệ năng lượng/trọng lượng cao hơn. Chẳng hạn, hãy dùng thanh ngũ cốc nguyên hạt hoặc trái cây sấy khô thay vì đem theo trái cây tươi vì đồ tươi sẽ chiếm nhiều không gian và làm nặng balô của bạn.

Cho chuyến đi ngắn ngày, bạn có thể cân nhắc chọn các loại balo giữ nhiệt tích hợp ngăn giữ lạnh giúp giữ thức ăn luôn tươi mới.

Kinh nghiệm 7: Phòng ngừa côn trùng

Vùng núi là môi trường sinh sống của nhiều loài động vật lớn và nhỏ, đặc biệt là côn trùng. Côn trùng gần như rất khó để nhìn thấy và có thể gây ra nhiều bất tiện. Sau đây là một số loại côn trùng bạn lưu ý cẩn thận khi đi leo núi, trekking:

  • Ong: Nếu bị ong đốt, cần xử trí vết đốt ngay lập tức và tránh làm nát xác của chú ong để tránh bị truyền thêm chất độc vào vết đốt. Sau khi xử lý xong, làm sạch khu vực bị đốt và bôi thuốc mỡ để làm dịu nếu cần. Đây cũng là mẹo leo núi có thể áp dụng khi bị gai nhọn của cây đâm vào.
  • Muỗi: Muỗi thường xuất hiện vào buổi tối và phân bố chủ yếu ở độ cao khoảng từ 600 đến 2.200 m. Để phòng tránh muỗi thì bạn nên mang theo một bình xịt côn trùng trong hộp sơ cứu và hãy kéo khóa màn chống muỗi trong lều để ngăn chặn muỗi đốt khi đi ngủ.
  • Ruồi ngựa: Loài côn trùng này thường thấy trên đồng cỏ núi cao và xung quanh các con sông. Nếu bị ruồi ngựa cắn, ngay lập tức khử trùng chỗ bị cắn (tránh ấn mạnh) và thoa kem chống viêm để làm dịu cơn đau.
  • Bọ ve: Bọ ve mang mầm bệnh Lyme và sống ở một số vùng rừng nhất định, trong những vùng cỏ cao và có dương xỉ. Để ngăn bọ ve cắn, bạn nên mặc quần dài sáng màu. Khi đó, bạn sẽ dễ dàng phát hiện bọ ve. Nếu bị cắn, hãy dùng nhíp gắp để loại bỏ con bọ. Nếu bị sốt, bạn cần đến gặp bác sỹ ngay sau khi trở về.
kinh nghiệm leo núi
Để có trải nghiệm leo núi tốt nhất thì bạn cần phải phòng tránh các loại côn trùng trong rừng

Vùng núi là môi trường sinh sống của nhiều loài động vật lớn và nhỏ, đặc biệt là côn trùng. Côn trùng gần như rất khó để nhìn thấy và có thể gây ra nhiều bất tiện. Sau đây là một số loại côn trùng bạn lưu ý cẩn thận khi đi leo núi, trekking:

  • Ong và ong bắp cày: nếu bị ong đốt, cần xử trí vết đốt ngay lập tức và tránh làm nát xác của chú ong để tránh bị truyền thêm chất độc vào vết đốt. Sau khi xử lý xong, làm sạch khu vực bị đốt và bôi thuốc mỡ để làm dịu nếu cần. Đây cũng là mẹo có thể áp dụng khi bị gai nhọn của cây đâm vào.
  • Muỗi: muỗi xuất hiện vào buổi tối và phân bố chủ yếu ở độ cao khoảng từ 600 đến 2.200 m. Mang theo một bình xịt côn trùng trong hộp sơ cứu. Còn khi đi ngủ, hãy kéo khóa màn chống muỗi trong lều để ngăn chặn muỗi đốt.
  • Ruồi ngựa: loài côn trùng này thường thấy trên đồng cỏ núi cao và xung quanh các con sông. Nếu bị ruồi ngựa cắn, ngay lập tức khử trùng chỗ bị cắn (tránh ấn mạnh) và thoa kem chống viêm để làm dịu cơn đau.
  • Bọ ve: mang mầm bệnh Lyme và sống ở một số vùng rừng nhất định, trong những vùng cỏ cao và có dương xỉ. Để ngăn bọ ve cắn, bạn nên mặc quần dài sáng màu. Khi đó, bạn sẽ dễ dàng phát hiện bọ ve. Nếu bị cắn, hãy dùng nhíp gắp để loại bỏ con bọ. Nếu bị sốt, bạn cần đến gặp bác sỹ ngay sau khi trở về. 

Kinh nghiệm 8: Mặc trang phục và phụ kiện leo núi phù hợp

Lựa chọn trang phục và phụ kiện phù hợp sẽ giúp hành trình của bạn thuận tiện hơn. Dưới đây là kinh nghiệm lựa chọn trang phục khi đi leo núi dành cho người mới bắt đầu:

Quần áo leo núi

Quần áo leo núi sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sự thoải mái của bạn trong suốt hành trình. Dưới đây là 1 số lưu ý lựa chọn quần áo khi đi leo núi:

  • Chất liệu: Bạn nên lựa chọn chất liệu polyeste (nhanh khô) hoặc cotton (thấm hút mồ hôi)
  • Tính năng: Ưu tiên quần áo có các tính năng như: Chống tia UV, có thêm giải phản quang
  • Màu sắc: Quần áo leo núi nên sáng màu để có thể dễ dàng nhận thấy
  • Đặc điểm khác: Cổ cao, có đai điều chỉnh, có thêm các chi tiết tối ưu cho hoạt động leo núi

Phụ kiện leo núi

Bên cạnh quần áo, các phụ kiện kèm theo như: balo leo núi, túi ngủ, kính mát, túi nước, v.v. Cũng quan trọng không kém. Chúng sẽ giúp hỗ trợ bạn đáp ứng với nhiều dạng địa hình khác nhau.

Nếu thời tiết xấu hoặc bạn đang đi bộ về hướng mặt trời lặn hoặc mặt trời mọc, hãy đeo đèn pin đội đầu.

>>> Xem thêm: Tìm Hiểu Về Balo Leo Núi Quechua Của Decathlon

Nếu thời tiết xấu hoặc bạn đang đi bộ về hướng mặt trời lặn hoặc mặt trời mọc, hãy đeo đèn pin đội đầu.

trang phục leo núi phù hợp
Mặc trang phục và phụ kiện leo núi phù hợp

Kinh nghiệm 9: Mang giày leo núi chuyên dụng phù hợp với bạn

Một đôi giày leo núi không phù hợp có thể ảnh hưởng đến cả chuyến đi của bạn. Giày leo núi đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ chân, đảm bảo sự thoải mái và tăng cường hiệu suất khi đi trên các địa hình khó khăn. Tuy nhiên, không phải giày leo núi nào cũng như nhau. Bạn nên dựa vào nhu cầu cá nhân, địa hình, thời tiết để chọn đôi giày leo núi với tính năng thích hợp.

Theo các kinh nghiệm đi leo núi thì giày leo núi chống thấm nước sẽ phù hợp địa hình ẩm ướt, giày cổ cao giúp nâng đỡ cổ chân và tránh dị vật lọt vào giày. Trong khi đó, giày cổ thấp sẽ linh hoạt hơn, phù hợp cho các địa hình tương đối bằng phẳng.

Giày leo núi Quechua sử dụng công nghệ CrossContact đem đến độ bám tuyệt vời trên nhiều loại địa hình.

giày leo núi cao cổ

Kinh nghiệm 10Đem theo hộp sơ cứu khẩn cấp

Nếu được hỏi đi leo núi nên mang gì thì hộp sơ cứu khẩn cấp sẽ là vật dụng không thể thiếu, bất kể là chuyến đi ngắn ngày hay dài ngày. Bởi lẽ chấn thương là không thể tránh khỏi khi leo núi hay trekking. Việc mang theo hộp sơ cứu sẽ giúp bạn có thể xử lý được trong những tình huống không mong muốn đó.

kinh nghiệm leo núi cho người mới
Cần lưu ý mang theo hộp sơ cứu khẩn cấp khi đi leo núi

>>Xem thêm: Cách tránh bị phồng rộp chân khi đi leo núi

Kinh nghiệm 11: Không xả rác bừa bãi

Thiên nhiên chính là sân chơi của những người yêu thể thao. Một cung đường sạch sẽ không chỉ đảm bảo vệ sinh và an toàn cho chính bạn tại thời điểm hiện tại mà còn trong tương lai. Do đó, hãy tôn trọng và bảo vệ môi trường và đừng quên xử lý rác thải của bạn đúng cách trong toàn bộ hành trình leo núi.

Một số cách xử lý rác thải thân thiện cho môi trường:

  • Cho các loại rác thải có thể phân hủy nhanh: đào lỗ và đốt, đảm bảo lửa đã tắt hoàn toàn sau khi đốt xong.
  • Cho các loại rác không phân hủy/phân hủy lâu (nilon, nhựa, v.v.): bỏ vào túi riêng và mang về xử lý sau.

Thêm nữa, hãy mang các vật dụng có khả năng tái sử dụng nhiều lần như ly gấp gọn, bộ dụng cụ nấu ăn inox thay cho đồ dùng 1 lần. Điều này không chỉ góp phần bảo vệ môi trường mà còn giúp tiết kiệm thời gian cho khâu xử lý rác thải.

không xả rác khi leo núi
Không xả rác bừa bãi khi đi leo núi để bảo vệ môi trường

Kinh nghiệm 12: Tiêm phòng đầy đủ

Trong vận động thể thao cũng như trong cuộc sống hằng ngày, bạn cần tiêm chủng đầy đủ, nhất là tiêm phòng Uốn ván. Căn bệnh này có thể xâm nhập vào cơ thể qua vết thương tiếp xúc với đất hoặc phân động vật. Đây là tình trạng dễ gặp phải khi đi leo núi, trekking.

Lưu ý: cần tiêm mũi nhắc lại bệnh bại liệt DTP ở độ tuổi 25 và 45. Sau đó là 10 năm một lần khi bạn đã quá 65 tuổi.

Lời khuyên: Việc đăng ký tiêm chủng có thể mất đến vài tuần, vì vậy bạn nên chuẩn bị đăng ký tiêm chủng sớm.

Trên đây là 12 kinh nghiệm leo núi cho người mới bắt đầu từ Decathlon. Mong rằng bạn đã có thêm kiến thức về leo núi để có thể sẵn sàng cho chuyến đi trên bất kỳ địa hình nào. Chuẩn bị đầy hành trang và lên đường thôi nào!

bmsm campaign