Lặn ống thở là một bộ môn thể thao thú vị, phù hợp với tất cả mọi người. Bộ môn này được thực hiện trong môi trường đặc biệt, cho phép chúng ta hòa mình với thiên nhiên. Một trong những dụng cụ cần phải có cho bộ môn này chính là mặt nạ lặn biển có ống thở. Đây là thiết bị sẽ giúp cho việc lặn biển trở nên dễ dàng và an toàn hơn, giúp bạn thỏa thích ngắm nhìn thế giới dưới nước.
Cùng Decathlon tìm hiểu kỹ hơn về bộ môn thú vị này nhé!
Mục lục bài viết
QUY TẮC AN TOÀN KHI LẶN ỐNG THỞ
Do được thực hiện trong môi trường nước thay vì trên mặt đất như các môn thể thao khác, chúng ta cần nắm vững một số quy tắc an toàn cơ bản khi lặn ống thở dưới nước:
- Không lặn nếu đang gặp bất cứ vấn đề nào về hô hấp hoặc tim mạch, bao gồm viêm phế quản, hen suyễn, huyết áp cao (tăng huyết áp), bệnh tim hoặc đau thắt vùng ngực, v.v. Nếu không chắc hoặc có vấn đề liên quan, hãy tham khảo trước ý kiến tư vấn của bác sĩ.
- Việc thở qua ống cần nhiều nỗ lực hơn thở bình thường khi bơi. Hãy tháo mặt nạ và ngoi lên mặt nước nếu có dấu hiệu mệt mỏi, khó thở hoặc chóng mặt.
- Đừng bao giờ đi lặn một mình. Hãy luôn đồng hành cùng người khác khi tham gia bộ môn này.
- Luôn để ý tới hướng dòng chảy và quãng đường bơi, để quay lại xuất phát điểm thuận lợi khi có sự cố.
- Thử đeo và tháo mặt nạ nhiều lần trước khi sử dụng nhằm hạn chế thương tích và thậm chí là nguy hiểm liên quan đến tính mạng.
- Quan sát tình hình mặt nước và các điều kiện thời tiết trước khi tiến hành lặn. Tránh để cơ thể nhiễm lạnh và cháy nắng.
- Không chạm vào các sinh vật biển!
Đừng quên cập nhật với người thân về lộ trình dự kiến và báo bình an sau khi kết thúc chuyến phiêu lưu đại dương.
THIẾT BỊ LẶN BIỂN CẦN THIẾT KHI LẶN ỐNG THỞ
Mặt nạ lặn ống thở Easybreath
Bạn có thể gặp phải một số trở ngại khi lặn với ống thở lặn thông thường: thở qua ống thở khó hơn so với thở bằng mũi, và ống thở có thể mang lại cảm giác khó chịu hay không vệ sinh. Ngoài ra, tầm nhìn của mặt nạ lặn thông thường cũng khá hạn chế. Vì vậy, có thể xảy ra hiện tượng hấp hơi, gây ra một số bất tiện nhất định khi đắm mình dưới nước.
Để hạn chế những vấn đề này, vào năm 2014, đội ngũ thiết kế Subea tại Decathlon đã phát triển mẫu mặt nạ lặn fullface đầu tiên trên thế giới, cho phép người dùng quan sát và hít thở dưới nước dễ dàng như trên mặt đất, từ đó góp phần cải tiến bộ môn lặn ống thở.
Mặt nạ lặn ống thở Easybreath SUBEA tại Decathlon phù hợp cho cả gia đình (trẻ em từ 6 tuổi trở lên).
Dòng sản phẩm này ra đời nhằm đáp ứng mọi nhu cầu sử dụng: từ những người chỉ bơi trên mặt nước tới những nhà thám hiểm ưa thích lặn với độ sâu tới ba mét.
Câu chuyện về mặt nạ lặn biển có ống thở tại Decathlon!
30 sáng kiến khác nhau đã ra đời và cùng chung sức tạo ra mẫu mặt nạ lặn có ống thở này.
- Mặt nạ lặn ống thở Easybreath phiên bản #1 là mẫu ban đầu phản ánh thiết kế mặt nạ lặn biển có ống thở tích hợp.
- Trong quá trình kiểm nghiệm phiên bản #2, đội ngũ thiết kế đã ghi nhận một số hạn chế ở sản phẩm do mặt kính cong hạn chế tầm nhìn và gây cảm giác nôn nao.
- Phiên bản #3, tầm nhìn đã được cải thiện, với mặt kính cong được thay thế bằng mặt kính phẳng. Tuy nhiên, phiên bản này vẫn chưa giải quyết được vấn đề về hiện tượng đọng sương trên mặt kính.
- Trong quá trình cho ra đời phiên bản #4, đội ngũ thiết kế tập trung vào khả năng lưu thông không khí của sản phẩm nhằm giải quyết tình trạng đọng sương trên mặt kính.Các điều chỉnh đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình tìm ra giải pháp tối ưu nhằm mang đến cảm giác thoải mái khi thở, đồng thời không gây cản trở tầm nhìn. Phiên bản này đã có thể sử dụng trong thực tế tuy nhiên chưa được đội ngũ thiết kế hoàn thiện về mặt thẩm mỹ.
- Phiên bản #5 mang tính thiết thực và có một phần của bản thiết kế cuối cùng. Đối với phiên bản này, thiết kế mặt nạ lặn ống thở Easybreath mang nét đặc trưng và thẩm mỹ nhất định, có đặc điểm tương tự với phiên bản #6 có sẵn tại cửa hàng.
Các kiểm nghiệm cho trải nghiệm an toàn và thú vị nhất
Easybreath là mẫu mặt nạ lặn biển có ống thở cho phép người dùng quan sát và thở khi đi lặn gần sát mặt nước. Hiện nay, vẫn chưa có tiêu chuẩn cụ thể nào cho mặt nạ lặn. Các kiểm nghiệm khắt khe được tiến hành tại các phòng thí nghiệm đối tác của Decathlon (INPP, IRBA, CRITT, Sport controle, DAN) nhằm đảm bảo tính an toàn của sản phẩm.
Khả năng bảo vệ mắt đã qua kiểm nghiệm, tuân thủ tiêu chuẩn dành cho mặt nạ lặn EN16905 và quy định PPE (thiết bị bảo vệ cá nhân) 2016/425. Để hạn chế nguy cơ IPO (Chứng phù phổi ngập nước) tiềm ẩn đối với mọi hoạt động thể thao dưới nước, chúng tôi xác nhận khả năng hỗ trợ hô hấp của sản phẩm tuân thủ tiêu chuẩn EN1972 §3.4 về ống thở.
Cuối cùng, để đảm bảo rằng tỷ lệ bổ sung CO2 hít vào khi sử dụng mặt nạ không có nguy cơ gây ra các biến chứng về tim mạch-hô hấp, chúng tôi tiến hành các kiểm nghiệm sinh lý đối với nhóm kiểm nghiệm viên. Kiểm nghiệm diễn ra trong điều kiện áp suất mô phỏng quá trình lặn với ống thở dưới sự giám sát y tế. Kết quả thu được từ các kiểm nghiệm này giúp đội ngũ chuyên gia tư vấn y tế xác nhận rằng sản phẩm Easybreath không mang lại rủi ro đối với những người không có các bệnh lý tim mạch (viêm đường hô hấp, đau thắt ngực, hen suyễn, tăng huyết áp, bênh tim, v.v.).
Bộ kính lặn có ống thở dưới nước
Trước đây, chúng tôi đã sử dụng kính lặn có ống thở để lặn ở hồ bơi. Tuy nhiên, tránh thực hiện động tác nhảy chúc đầu xuống nước trong khi đang đeo mặt nạ lặn! Mặc dù kính rất chắc chắn, nhưng vẫn tiềm ẩn nguy cơ gây thương tích nếu bị vỡ.
Khi đeo mặt nạ, không nên vặn quá chặt để tránh nước tràn vào gây cảm giác khó chịu hay phản tác dụng.
Ống thở lặn sẽ hút nước trong thời gian người dùng ngừng thở. Để đẩy nước ra khỏi ống thở, hãy thở nhẹ ra khi ở trên mặt nước. Giữ ống thở vuông góc với mặt để tránh nước tràn vào khi gặp những cơn sóng nhỏ.
MẸO SỬ DỤNG MẶT NẠ LẶN BIỂN CÓ ỐNG THỞ HIỆU QUẢ
Có cần sử dụng chân vịt khi dùng mặt nạ lặn biển có ống thở không?
Chân vịt mang lại cảm giác thoải mái và an toàn; tuy nhiên, chúng ta hoàn toàn có thể lặn ống thở mà không cần chân vịt.
Trên thực tế, chân vịt đóng vai trò hỗ trợ cho quá trình bơi lội. Nhưng nếu bạn đã quen với môi trường nước và không có ý định bơi quá xa, bạn vẫn có thể thực hiện lặn với ống thở mà không cần chân vịt. Để bảo vệ chân khỏi sỏi đá khi đi xuống nước, bạn có thể đeo giày lặn biển chuyên dụng! Hãy đi cẩn thận, tránh làm tổn thương các sinh vật biển mỏng manh!
Kỹ thuật lặn với ống thở
Bộ môn lặn ống thở không có kỹ thuật cụ thể. Bạn có thể tiến hành lặn tùy theo trình độ và nhu cầu của bản thân. Nếu muốn sử dụng mặt nạ lặn biển Easybreath để quan sát sinh vật biển, hãy đeo mặt nạ lặn biển có ống thở, thả nổi cơ thể và quan sát. Hoặc nếu muốn bơi xa hơn hay lặn sâu hơn xuống đại dương, bạn cũng có thể sử dụng mặt nạ lặn và ống thở. Bạn có thể tùy ý quyết định chuyến phiêu lưu của mình, đó là một điểm cộng rất lớn của bộ môn thể thao tự do này!
Bảo dưỡng định kỳ giúp hạn chế rủi ro
Sau mỗi buổi lặn, hãy bảo dưỡng thiết bị lặn (mặt nạ lặn, chân vịt và ống thở) nhằm đảm bảo tình trạng tốt và an toàn cho những chuyến lặn biển trong tương lai.
Công việc bảo dưỡng rất đơn giản: trước tiên, hãy rửa sạch thiết bị, ngâm nước trong vài phút để làm sạch muối. Sau đó sấy khô thiết bị, tránh ánh nắng mặt trời. Đối với ống thở hoặc mặt nạ lặn biển có van hoặc phao, hãy kiểm tra xem có bụi hoặc cát trong van không, vì chúng có thể khiến van không đóng kín được.
CÁC LƯU Ý CHO TRẢI NGHIỆM LẶN BIỂN TRỌN VẸN
Tham gia một bộ môn thể thao và hòa mình vào thiên nhiên là một trải nghiệm tuyệt vời, nhưng cũng tiềm ẩn một số vấn đề không mong muốn. Đây là một số điểm cần lưu ý khi đi lặn biển cho trải nghiệm trọn vẹn và an toàn:
Giữ ấm cơ thể khi lặn với ống thở
Khi ở dưới nước, nhiệt độ cơ thể dễ bị hạ thấp. Vì vậy, hãy lặn trong thời gian nhất định và mặc đồ bảo vệ như đồ lặn hoặc áo có chất liệu cao su tổng hợp để giữ ấm cơ thể. Trang phục lặn cần vừa vặn với cơ thể và phù hợp với nhiệt độ nước
Nếu có những dấu hiệu như run rẩy hay bợt môi, hãy lập tức lên bờ, đặc biệt là đối với trẻ em dễ cảm lạnh!
Ngăn ngừa nguy cơ sốc lạnh
Khi xuống nước, hãy xuống từ từ, đặc biệt là sau khi tiếp xúc lâu với ánh nắng mặt trời. Cách tốt nhất là dùng tay múc nước để làm ướt cổ và các phần còn lại của cơ thể.
Đề phòng chuột rút và hạ đường huyết
Có nhiều nguyên nhân gây ra chứng chuột rút như: nhiệt độ thấp, thiếu ngủ, đồ uống có cồn, làm việc quá sức, thể lực kém, căng thẳng, mất nước, đói hoặc thậm chí là thiếu thiết bị lặn… Để hạn chế nguy cơ chuột rút, hãy sử dụng chân vịt với kích cỡ phù hợp và đạp chân đều đặn để từ từ di chuyển về phía trước.
Giữ cơ thể nổi trong nước
Trẻ em hoặc những người không quen với môi trường nước có thể sử dụng thiết bị hỗ trợ nổi. Ngoài ra, đừng quên khởi động trước khi lặn và giãn cơ sau khi kết thúc quá trình lặn. Nên lặn ở phạm vi gần bờ để tránh các nguy cơ phát sinh.
Giống như các môn thể thao khác, bộ môn lặn với ống thở đòi hỏi phải có đủ năng lượng, tùy thuộc vào khả năng của từng người. Trên thực tế, cảm giác mệt mỏi hay chuột rút thường là biểu hiện của chứng hạ đường huyết.
Những rủi ro có thể xảy ra với thiết bị lặn ống thở
Các thiết bị lặn với ống thở khá cơ bản và dễ sử dụng. Tuy nhiên, sử dụng sai cách có thể gây nguy hiểm. Do đó, cần đọc kỹ hướng dẫn dành cho các loại thiết bị khác nhau trước khi sử dụng, nhất là cho lần đầu sử dụng.
: Cách Sử Dụng Mặt Nạ Lặn Biển Có Ống Thở An Toàn