[Cập nhật 2024] Luật bóng bàn đôi theo chuẩn mới nhất của ITTF

Thực tế, việc hiểu và nắm rõ luật bóng bàn đôi là yếu tố quan trọng giúp bạn tự tin thi đấu, tránh bị mất điểm đáng tiếc do vi phạm luật. Bên cạnh đó khi đánh bóng bàn đôi, việc thỏa thuận trước các ký hiệu ngầm và phối hợp nhịp nhàng với đồng đội sẽ là lợi thế không nhỏ trong những trận đấu căng thẳng. Dưới đây hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về luật bóng bàn đôi theo chuẩn mới nhất của ITTF nhé!

1. Luật bóng bàn đôi theo chuẩn ITTF

Dưới đây là tổng hợp luật bóng bàn đôi ở tùng hạng mục theo chuẩn ITTF – Tiêu chuẩn bóng bàn Quốc tế:

1.1. Cách xác định đội giao bóng trong bóng bàn đôi

Trong luật giao bóng bàn đôi sẽ có hai cách chính để xác định đội giao bóng bao gồm:

  • Cách 1: Theo ITTF, trọng tài có thể tung đồng xu để chọn đội tung đồng xu thắng giao bóng trước.
  • Cách 2: Trọng tài tung đồng xu để chọn đội thắng. Khi đó, đội thắng có quyền chọn đội giao bóng trước. Ví dụ, đội A tung đồng xu thắng sẽ có quyền chọn đội B giao bóng trước hoặc đội mình giao bóng trước.
Trọng tài thường tung đồng xu để xác định đội giao và đỡ bóng trong thi đấu bóng bàn đôi
Trọng tài thường tung đồng xu để xác định đội giao và đỡ bóng trong thi đấu bóng bàn đôi – Nguồn: Internet

1.2. Xác định vị trí đứng khi đánh bóng bàn đôi

  • Đội bốc thăm thắng có quyền chọn phần bàn mà đội mình đứng.
  • Kết thúc mỗi hiệp đấu, hai đội sẽ tiếp hành đổi vị trí bàn đứng.
  • Ở hiệp cuối cùng, hai đội cần tiến hành đổi vị trí thi đấu khi một trong hai đội đạt được 5 điểm.
Trong thi đấu bóng bàn đôi sẽ có 3 quy định về việc xác định vị trí đứng
Trong thi đấu bóng bàn đôi sẽ có 3 quy định về việc xác định vị trí đứng – Nguồn Internet

1.3. Luật giao bóng

  • Vị trí giao bóng cần đáp`ứng các tiêu chí sau: đặt trong lòng bàn tay, đặt phía trên mặt bàn và sau đường biên ngang.
  • Trong suốt quá trình giao bóng, người giao bóng cần cho đối thủ và trọng tài quan sát được bóng và động tác thực hiện.
  • So với vị trí tung bóng, độ cao tối thiểu mà người giao bóng cần tung là 16cm.
  • Sau động tác tung bóng, người giao bóng cần đánh bóng chạm vào mặt bàn thi đấu của mình trước, sau đó nảy qua lưới và sang phần bàn của đối phương.
  • Trong suốt quá trình giao bóng, cả bóng và vợt phải nằm trên mặt phẳng bàn thi đấu.

1.4. Luật giao bóng lại

  • Bóng được giao lại khi người chơi đã đánh hết một đường bóng (một đội giành chiến thắng – được 1 điểm).
  • Bóng đã được giao nhưng đối phương đang ở tư thế chưa sẵn sàng nhận bóng thì sẽ được trọng tài cho giao bóng lại.
  • Trong quá trình giao bóng, nếu bóng chạm vào lưới nhưng vẫn nảy sang phần sân đối phương thì bóng vẫn phải được giao lại.
  • Nếu người chơi giao bóng không trúng vợt hoặc đứng sai vị trí giao bóng sẽ cần đứng đúng vị trí và giao bóng lại.
  • Trọng tài có quyền yêu cầu người giao bóng giao lại nếu thấy có dấu hiệu vi phạm luật hoặc không nhìn rõ toàn bộ quá trình giao bóng.
Trọng tài có quyền yêu cầu giao bóng lại khi không nhìn rõ toàn bộ quá trình thực hiện
Trọng tài có quyền yêu cầu giao bóng lại khi không nhìn rõ toàn bộ quá trình thực hiện – Nguồn: Internet

1.5. Quy định đổi giao bóng

  • Sau 2 đường bóng kết thúc (2 điểm được ghi) thì hai đội chơi sẽ tiến hành đổi đội giao bóng.
  • Sau hai lượt đổi giao bóng, người giao bóng lượt 1 ở đội A sẽ trở thành người đỡ bóng. Trong khi đó, người đỡ bóng lượt 1 ở đội B sẽ trở thành người giao bóng.
  • Trường hợp hai đội cùng đạt được 10 điểm và áp dụng lối chơi bóng khẩn trương thì thứ tự giao và đỡ bóng sẽ vẫn sẽ tiếp diễn bình thường.
Trong cùng một đội, người giao bóng lượt 1 sẽ nhường quyền giao bóng cho đồng đội còn lại ở lượt 2
Trong cùng một đội, người giao bóng lượt 1 sẽ nhường quyền giao bóng cho đồng đội còn lại ở lượt 2 – Nguồn: Internet

1.6. Quy định đổi sân

Trong luật thi đấu bóng bàn có chỉ ra rằng, đổi sân thi đấu sau mỗi hiệp là cách tạo sự công bằng, giúp hai đội sẽ đều được trải nghiệm cả hai phần bàn thi đấu. Tuy nhiên, khi thi đấu các đội cần tuân thủ quy định đổi sân như sau:

  • Sau mỗi hiệp đấu: Kết thúc mỗi hiệp đấu, hai đội sẽ tiến hành đổi phần sân thi đấu.
  • Khi đạt 5 điểm trong hiệp cuối: Ở hiệp cuối cùng, hai đội cần tiến hành đổi vị trí thi đấu khi một trong hai đội đạt được 5 điểm. Lưu ý ở trường hợp này, người giao bóng và người đỡ bóng sẽ không thay đổi (so với phiên giao và đỡ bóng trước đó).
  • Khi bắt đầu hiệp mới: Khi bắt đầu một hiệp mới, hai đội sẽ tiến hành đổi sân thi đấu và đi kèm nguyên tắc sau: người giao bóng lượt 1 ở hiệp trước sẽ là người đỡ bóng trước ở hiệp sau và ngược lại.
Đổi sân thi đấu là cách tạo sự công bằng giữa hai đội chơi
Đổi sân thi đấu là cách tạo sự công bằng giữa hai đội chơi – Nguồn: Internet

1.7. Cách tính điểm

Một đội thi đấu nhận được 1 điểm tương ứng với các lỗi sau đây:

  • Người giao bóng vi phạm luật giao bóng.
  • Người đỡ bóng đánh bóng không chạm phần bàn theo quy định, hoặc bóng chạm bàn từ hai lần trở lên trong cùng một tình huống bóng. 
  • Người giao hoặc người đỡ bóng làm bàn bị xê dịch trong lúc tình huống bóng diễn ra.
  • Người chơi để cơ thể hoặc vợt chạm vào lưới thi đấu.
Đội giành chiến thắng sau mỗi tình huống bóng sẽ được cộng 1 điểm
Đội giành chiến thắng sau mỗi tình huống bóng sẽ được cộng 1 điểm – Nguồn: Internet

1.8. Cách xác định đội chiến thắng

  • Một hiệp đấu chỉ kết thúc khi một trong hai đội đạt được 11 điểm trước.
  • Nếu cả hai đội cùng đạt 10 điểm thì hiệp đấu vẫn sẽ tiếp tục diễn ra cho đến khi một đội dẫn 2 điểm cách biệt so với đội kia.
  • Trong bóng bàn, số hiệp đấu thường được quy định là số lẻ. Ví dụ: 5, 7 hoặc 9 hiệp.

2. Những ký hiệu thường gặp khi chơi bóng bàn đôi

Bảng tổng hợp một số ký hiệu mà bạn có thể tham khảo khi thi đấu bóng bàn đôi:

Ký hiệu Ý nghĩaHình ảnh minh họa
Nắm lòng tayCách giao bóng thông thường, không xoáy
Hướng ngón cái lênGiao bóng xoáy lên
Hướng ngón cái sang tráiXoáy từ trên sang trái
Hướng ngón cái sang phảiXoáy từ trên sang phải
Hướng ngón trỏ về phía trướcXoáy từ trên xuống dưới

Lưu ý: Những ký hiệu trên  chỉ mang tính chất tham khảo, khi thi đấu thực tế đội chơi có thể bàn trước với nhau để thống nhất ký hiệu riêng cho mình.

3. 3 Kinh nghiệm di chuyển hiệu quả khi đánh đôi

Cùng thuận tay phải: 

Các động tác thực hiện khi di chuyển cho hai người cùng thuận tay phải:

  • Sau khi thực hiện cú đánh thứ nhất của mình, bạn bước sang ngang (thuận chiều kim đồng hồ) để thực hiện cú đánh thứ hai.
  • Sau khi thực hiện cú đánh thứ hai, bạn bước lùi và di chuyển nhanh chóng ra sau vị trí đứng của đồng đội để tiếp ứng.
  • Di chuyển đến vị trí bóng sẽ được đánh và thực hiện các động tác đón và đánh bóng y hệt như các bước đã thực hiện.

Cùng thuận tay trái:

Các động tác thực hiện khi di chuyển cho hai người cùng thuận tay trái:

  • Sau khi thực hiện cú đánh thứ nhất của mình, bạn bước sang ngang (ngược chiều kim đồng hồ) để thực hiện cú đánh thứ hai.
  • Sau khi thực hiện cú đánh thứ hai, bạn bước lùi và di chuyển nhanh chóng ra sau vị trí đứng của đồng đội để tiếp ứng.
  • Di chuyển đến vị trí bóng sẽ được đánh và thực hiện các động tác đón và đánh bóng y hệt như các bước đã thực hiện.

Tay thuận khác nhau: 

Thực tế khi đánh bóng bàn đôi, một người thuận tay phải và một người thuận tay trái được coi là lợi thế lớn, giúp việc di chuyển và thực hiện những cú đánh được dễ dàng và nhịp nhàng hơn.

Về vị trí đứng, người thuận tay trái đứng ở bên phải của phần sân thi đấu, trong khi đó người thuận tay phải đứng ở phía trái phần sân. 

Các động tác thực hiện khi di chuyển cho hai người tay thuận khác nhau: 

  • Sau mỗi cú đánh, bạn bước sang ngang để động đội di chuyển vào chính giữa phần sân thi đấu đón và đánh bóng. 

Lưu ý: Người thuận tay phải di chuyển sang ngang cùng chiều kim đồng hồ. Người thuận tay trái di chuyển theo chiều ngược lại.

  • Trong khi đánh, bạn thực hiện lặp lại các động tác. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể áp dụng thêm động tác tiến lên – lùi xuống khi đánh bóng (tùy thuộc vào vị trí bóng mà đối thủ đánh sang).

Lưu ý: Trên đây chỉ là những kinh nghiệm di chuyển chỉ mang tính chất tham khảo khi đánh bóng bàn đôi. Bởi lẽ, các động tác di chuyển này có thể thay đổi tùy thuộc vào những pha bóng phát sinh trong trận đấu.

Trên đây là những thông tin mới nhất về luật bóng bàn đôi được cập nhật từ ITTF – Liên đoàn bóng bàn Quốc tế. Khác với thi đấu bóng bàn đơn, trong khi đấu đôi,  việc hiểu và nắm rõ về luật bóng bàn thôi là chưa đủ. Để tạo lợi thế bạn nên tìm cho mình được đồng đội hiểu ý và thường xuyên tập luyện.

Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Decathlon để được giải đáp nhanh chóng qua:

Hotline: 1800 9044 
Fanpage: Fanpage Decathlon Việt Nam
Email: [email protected]
Zalo channels: Decathlon Việt Nam

Tết campaign pop up