Tập gym có bị lùn không là nỗi băn khoăn của nhiều người khi mới bắt đầu bộ môn này. Vậy việc tập gym có tác động như thế đối với chiều cao và đâu là bài tập phù hợp dành cho bạn? Cùng Decathlon tìm hiểu ngay với bài viết dưới đây!
1. Giải đáp vấn đề ?
Thực tế, xương của chúng ta dài ra là nhờ vào các hormone GH (Growth Hormone) và IGF-1 (Insulin-like Growth Factor 1). Tại vị trí các đĩa sụn, những hormone này giúp kích thích quá trình phân bào, sản sinh tế bào mới, đẩy các tế bào cũ vào bên trong. Từ đó, chúng thực hiện quá trình “cốt hóa” để chuyển biến hoàn toàn thành xương.
Việc tập gym không làm bạn lùn đi do không cản trở sự phát triển của đầu sụn xương. Tập luyện đúng cách còn giúp sụn xương dài ra nhanh chóng.
>> Tham khảo: Tập gym sớm có lùn không? Quan niệm & Nguyên nhân
1.1 Tập gym không phải là nguyên nhân ảnh hưởng đến chiều cao
Theo trang Medical News Today, chiều cao của chúng ta bị ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố khác nhau, trong đó bao gồm:
- Gen di truyền: Đây là nhân tố ảnh hưởng đến 23% chiều cao của một con người.
- Dinh dưỡng: Yếu tố này chiếm đến 32% sự phát triển của chiều cao bình thường của con người. Một chế độ có đầy độ có đầy đủ dưỡng chất đạm, đường bột, chất béo cùng khoáng chất và vitamin sẽ giúp hệ cơ xương được phát triển tối đa.
- Tập luyện thể thao: Việc tập luyện thể thao thường xuyên giúp thúc đẩy hormone tăng trưởng chiều cao, thúc đẩy sự phát triển cơ xương (Ảnh hưởng 20% sự phát triển chiều cao).
- Giới tính: Trước dậy thì, nam thường thấp hơn nữ giới 0,5 – 1 cm. Sau độ tuổi dậy thì, nam thường cao hơn giữ giới 10 – 15cm.
Ngoài ra, chiều cao của chúng ta còn bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác như bệnh tật, giấc ngủ,…
Như vậy, khi xét đến các yếu tố kể trên thì việc tập gym không phải là nguyên nhân tác động đến toàn bộ chiều cao. Đối với tuổi dậy thì, theo nghiên cứu của Robert M Malina tại Pubmed, việc tập luyện với tạ và máy không tác động tiêu cực chiều cao của thanh thiếu niên. Chính vì thế, việc bị lùn đi có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố khác, không phải do tập gym.
1.2 Tập gym đúng cách còn giúp phát triển chiều cao, đặc biệt tuổi dậy thì
Theo nghiên cứu của PubMed Central, cơ chế phát triển chiều cao của cơ thể phụ thuộc nhiều vào sự phát triển của các lớp sụn giữa đầu xương, đặc biệt là sụn tiếp hợp. Việc tập gym đúng cách không chỉ kích thích sự phát triển của sụn xương mà còn tăng cường khả năng linh hoạt, sức mạnh của cơ bắp, đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển chiều cao.
Đặc biệt, ở tuổi dậy thì, nếu cha mẹ cho bé tập luyện theo phương pháp kỹ thuật thì có thể cải thiện đáng kể chiều cao của bé. Bởi trong giai đoạn này, hormone GH trong cơ thể của trẻ phát triển rất mạnh mẽ, việc tập gym đúng cách sẽ làm giảm áp lực lên đầu xương và cột sống, tạo điều kiện cho sự co giãn, phát triển của đầu sụn xương.
.
2. Vì sao một số người cho rằng tập gym làm giảm chiều cao?
Một số người cho rằng việc tập gym sẽ khiến bạn lùn đi, điều này xuất phát từ một nghiên cứu của Nhật Bản vào năm 1964. Kết quả của nghiên cứu chỉ ra rằng trẻ em phải làm việc nặng nhọc thường xuyên có vóc dáng nhỏ hơn so với bình thường. Tin đồn này lan truyền mạnh mẽ, tạo nên quan điểm tiêu cực về ảnh hưởng của việc tập gym đến chiều cao. Thực tế bài nghiên cứu được thực hiện vào thời kỳ Nhật Bản đang đối mặt với nạn suy dinh dưỡng do cuộc sống khó khăn. Trẻ em có vóc dáng nhỏ hơn cũng vì nguyên nhân này.
Trên thực tế, việc tập gym làm giảm chiều cao chỉ đến từ các yếu tố chủ quan như:
- Chọn lựa bài tập không phù hợp: Chọn lựa bài tập sai khả năng, sai độ nặng hoặc nhóm cơ mục tiêu. Đối với trường hợp này, bạn có thể nhờ đến sự tư vấn của các PT hay các video hướng dẫn tập gym trên mạng.
- Tập các động tác nâng cao mà không có người hướng dẫn chuyên nghiệp: Nhiều người tự tin dựa trên những video có sẵn trên mạng để tập theo. Tuy nhiên, để đảm bảo yếu tố kỹ thuật và tinh thần trong quá trình luyện tập, bạn nên thuê một PT trực tiếp để hướng dẫn mình hoặc tìm những video hướng dẫn thật sự chi tiết.
3. Khám phá các bài tập gym giúp tăng chiều cao hiệu quả
Dưới đây là một số bài tập gym giúp cải thiện chiều cao hiệu quả mà bạn có thể tham khảo:
3.1 Bài tập xà đơn
Bài tập xà đơn giúp làm tăng độ dẻo của cột sống, kích thích sản sinh ra lớp sụn mới, giảm áp lực giữa các đốt sống và tạo điều kiện phát triển chiều cao. Hai bài tập với xà đơn phổ biến nhất là: Hít xà đơn & Tập xà đơn kết hợp với lăn bóng.
Bài tập hít xà đơn |
Bài tập tập xà đơn cùng với bóng | |
Các bước tập luyện |
|
|
Hình ảnh minh họa | ||
Dụng cụ luyện tập |
3.2 Bài tập Jump Squat
Jump Squat là một bài tập kết hợp giữa việc uốn người và nhảy lên cao, giúp tăng cường sự linh hoạt của cơ bắp và chân. Bài tập này kích thích sự phát triển hormone tăng trưởng, giúp hỗ trợ quá trình phát triển chiều cao.
Các bước tập Jump Squat như sau:
- Bước 1: Đứng thẳng với chân mở rộng bằng vai.
- Bước 2: Hạ người xuống giống như thực hiện động tác Squat, đảm bảo đầu gối không hạ quá bàn chân.
- Bước 3: Nhảy lên cao, giữ đầu gối hơi gập để giảm cường độ áp lực.
- Bước 4: Hạ cơ thể xuống và lặp lại các bước 1, 2, 3.
3.3 Bài tập Roman Chair Leg Raises
Roman Chair Leg Raises giúp bạn vận động cùng lúc cơ bụng dưới, cơ mông và cơ lưng. Bài tập này giúp lưng của bạn duy trì ở trạng thái thẳng đứng, phần thân dưới cũng được duỗi thẳng, tạo điều kiện để hệ cơ xương được phát triển ở trạng thái tốt nhất.
Các bước tập Roman Chair Leg Raises:
- Bước 1: Hãy đứng ở máy tập Roman Chair, đảm bảo người nằm sát ghế và tay nắm chắc phần tay cầm.
- Bước 2: Sử dụng cơ bụng dưới, nhấc chân lên cao nhất có thể, giữ đầu ngón chân hướng vuông góc với người hoặc hướng lên trên.
- Bước 3: Giữ nguyên ở 1-2 giây và sau đó lặp lại các bước 1, 3.
Bài tập Roman Chair Leg Raises có thể thực hiện trong 3 – 4 set với 12 – 15 lần lặp để đạt hiệu quả tăng chiều cao.
3.4 Bài tập Bridge (Tư thế cây cầu)
Bài tập Bridge giúp giúp tăng độ linh hoạt và kéo giãn cột sống, cơ mông, cơ xương chậu. Từ đó, giúp tạo điều kiện để cải thiện chiều cao.
Các bước thực hiện bài tập Bridge:
- Bước 1: Nằm sấp xuống mặt đất, hai chân duỗi thẳng và đặt hai bàn chân cùng rộng bằng vai.
- Bước 2: Sử dụng cơ mông và cơ đùi, nhấc cơ thể lên cao nhất có thể, toàn thân tạo thành một đường thẳng
- Bước 3: Giữ tư thế cao nhất trong một vài giây và hạ cơ thể về vị trí ban đầu.
3.5 Bài tập nhảy dây
Bài tập nhảy dây sẽ giúp bạn kéo dãn cơ xương, làm tăng trưởng hormone somatotropin (STH). Từ đó, giúp kích thích sự phát triển của Collagen, sụn xương và làm tăng chiều cao.
Các bước thực hiện bài tập nhảy dây như sau:
- Bước 1: Cầm dây nhảy ở hai tay với cánh tay vươn thẳng, thân dây chạy qua đầu.
- Bước 2: Nhảy lên và đưa chân về phía trước.
- Bước 3: Giữ cơ thể thẳng và cố gắng nhảy một cách nhẹ nhàng và liên tục.
3.6 Bài tập tư thế rắn hổ mang
Bài tập tư thế rắn hổ thực chất là một động tác yoga tập trung vào việc mở rộng các đốt cơ cột sống, giúp tăng chiều cao hiệu quả.
Các bước thực hiện bài tập tư thế rắn hổ mang:
- Bước 1: Nằm úp xuống sao cho bụng với chân dựa sát mặt đất.
- Bước 2: Kéo ngực lên, nhẹ nhàng nâng tay để tạo ra một cung lưng hình nón.
- Bước 3: Để đầu gối chạm sàn và giữ tư thế trong khoảng 15 – 30 giây.
3.7 Bài tập tư thế cào cào
Bài tập tư thế cào cào giúp giãn cơ, mở rộng cột sống và tăng cường sức mạnh cho cơ lưng giữa cũng như cơ lưng dưới. Từ đó, hỗ trợ tăng cường chiều cao.
Các bước thực hiện bài tập tư thế cào cào:
- Bước 1: Nằm sấp xuống, khép hai chân chạm sàn, đảm bảo cơ thể tạo thành một đường thẳng.
- Bước 2: Tiến hành nâng từ từ cánh tay, đầu và chân
- Bước 3: Giữ nguyên trong vòng 30 – 60s và lặp lại bước 1 và bước 2 như trên.
Ngoài ra, để tăng hiệu quả cải thiện chiều cao các bài tập, bạn cũng cần phải quan tâm đến chế độ dinh dưỡng và lưu ý những nhóm thực phẩm nên và không nên ăn:
Nên |
Không nên |
|
|
Như vậy, bài viết đã giúp bạn giải đáp thắc mắc tập gym có bị lùn không? Thực tế, tập gym sớm không khiến bạn bị lùn mà còn hỗ trợ phát triển chiều cao hiệu quả nếu tập luyện đúng cách. Nếu cần tư vấn thêm bất cứ thông tin nào về thể thao, luyện tập, đừng ngần ngại mà hãy liên hệ với Decathlon qua hotline 1800 9044 hoặc Fanpage để được hỗ trợ nhanh chóng nhé!